Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường PTDTNT THCS và THPT KRông Nô

Câu 1: Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu?

A. 12 tháng.                     B. 16 tháng.                     C. 18 tháng.                     D. 20 tháng.

Câu 2: Trong bước 1 của kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu?

A. Bắc Bộ, Trung Bộ.                                              B. Bắc Bộ.

C. Nam Bộ, Trung Bộ.                                            D. Nam Bộ.

Câu 3: Việc Pháp tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ phản ánh điều gì?

A. Pháp tập trung quân giữ thế phòng ngự ở Bắc Bộ, lấy điểm chính là vùng đồng bằng.

B. Kế hoạch Nava ngay từ khâu đầu tiên đã có sơ hở.

C. Kế hoạch này giải quyết được vấn đề tập trung và phân tán quân trên chiến trường Đông Dương.

D. Pháp muốn kết thúc chiến tranh.

Câu 4: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?

A. Đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.

B. Đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.

C. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

D. Đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.

doc 8 trang Hữu Vượng 29/03/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường PTDTNT THCS và THPT KRông Nô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường PTDTNT THCS và THPT KRông Nô

  1. Câu 20: Kết quả lớn nhất của kỳ họp Quốc hội khóa VI là gì? A. Thống nhất về mặt lãnh thổ. B. Bầu ra các cơ quan cao nhất của cả nước. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Bầu ra ban dự thảo Hiến pháp. Câu 21: Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì? A. Thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị. B. Thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế. C. Thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược. D. Đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, Câu 22: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng năm 1986? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 23: Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) ở Việt Nam là gì? A. Lương thực - thực phẩm - hàng may mặc - hàng xuất khẩu. B. Lương thực - thực phẩm - hàng may mặc. C. Lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng. D. Lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng - hàng xuất khẩu. Câu 24: Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải thay đổi , mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải , từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống? A. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội toàn diện và đồng bộ. B. Phương hướng của chủ nghĩa xã hội đồng bộ về kinh tế. C. Nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội toàn diện về kinh tế. D. Chiến lược của chủ nghĩa xã hội toàn diện về chính trị. Câu 25: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ vào đâu? A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Truyền thống yêu nước của dân tộc. C. Sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. D. Tình đoàn kết của ba nước Đông Dương. Câu 26: Nguyên nhân quyết định Đảng ta đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là do đâu? A. Cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng. B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội. C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. D. Thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc. Câu 27: Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12 - 1986) là gì? A. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác. B. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN. D. Mở rộng quan hệ với Mĩ. Câu 28: Việt Nam và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào? A. Tháng 5 - 1995. B. Tháng 6 - 1995. C. Tháng 7 - 1995. D. Tháng 8 - 1995. Câu 29: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào? A. Tháng 7 - 1995. B. Tháng 10 - 1995. C. Tháng 7 - 1996. D. Tháng 10 - 1996.
  2. Câu 39: Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong giai đoạn 1969 - 1971. B. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari. C. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong việc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ. D. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Câu 40: Trong ba mặt trận đấu tranh của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mặt trận nào là nhân tố quyết định thắng lợi? A. Mặt trận ngoại giao. B. Mặt trận chính trị. C. Mặt trận quân sự. D. Mặt trận ngoại giao và mặt trận quân sự. HẾT