Đề cương ôn thi học kì II môn GDCD Lớp 8 - Trường THCS Lương Nghĩa

3. Chúng ta phải sống như thế nào để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội?

Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những qui định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

4. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả gì?

Các tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho các nhân, gia đình và xã hội.

doc 11 trang Thủy Chinh 30/12/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn GDCD Lớp 8 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_8_truong_thcs_luong_n.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì II môn GDCD Lớp 8 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. d. Nhặt lấy bóp tiền và giấy tờ rồi đem trình báo công an trả lại người mất. 25. Thu nhập hợp pháp là: a. Tiền đánh bài ăn; b. Tiền cá độ bóng đá; c. Tiền làm mướn, làm thuê; d. Tiền trúng số đề. 26. Khi trông thấy một bạn cùng lớp lục cặp lấy cắp tiền bạn khác, em sẽ làm gì? a. Hù dọa sẽ báo thầy cô, bắt phải chia hai; b. Không nói gì vì không phải là tiền của mình; c. Giữ kín bí mật cho bạn; d. Nhắc nhở bạn không được lục cặp và lấy tiền người khác, nếu bạn không nghe sẽ báo với nhà trường để xử lí. 27. Em đồng ý với hành vi nào sau đây:\ a. Mượn tiền người khác khi nào họ đòi mới trả; b. Khi vay nợ, trả đầy đủ, đúng hẹn; c. Mượn xe của bạn, làm hư xe không sửa; d. Nhặt của rơi không cần trả lại người bị mất vì mình không ăn cắp. 28. Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là? a. Quyền chiếm hữu; b. Quyền sử dụng; c. Quyền định đoạt; d. Quyền tranh chấp. 29. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là? a. Quyền sử dụng. b. Quyền định đoạt. c. Quyền chiếm hữu. d. Quyền tranh chấp. 30.Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? a. Quyền sử dụng; b. Quyền định đoạt. c. Quyền chiếm hữu. d. Quyền tranh chấp. 31. Tài sản của nhà nước gồm có? 5
  2. b. Quyền khiếu nại. c. Quyền tố cáo. d. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 38. Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là? a. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn. b. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường. c. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên. d. Cả A,B,C. 39.Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? a. 2. b. 3. c. 4. d. 5. 40.Người ký bản Hiến pháp là? a. Chủ tịch Quốc hội. b. Chủ tịch nước. c. Tổng Bí thư. d. Phó Chủ tịch Quốc Hội. Đáp án phần trắc nghiệm( câu đúng) 1d 2d 3c 4a 5b 6c 7c 8b 9b 10d 11b 12a 13d 14d 15b 16d 17b 18c 19c 20c 21d 22b 23c 24d 25c 26d 27b 28a 29a 30b 31d 32c 33a 34a 35b 36d 37a 38d 39d 40a II. TỰ LUẬN: 1.Tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội. - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. - Tác hại của tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức của con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. 7
  3. + Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ - Công dân có quyền sở hữu về: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong các doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế 7. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản người khác như thế nào? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác: - Không được xâm phạm, trộm cắp tài sản cá nhân, tổ chức, tập thể và nhà nước; - Nhặt của rơi phải trả lại cho người mất; - Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn; - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả, nếu làm hư hỏng phải sửa chữa; mất mát, hư hao phải bồi thường. 8. Tài sản nhà nước bao gồm những loại nào? Cho ví dụ. - Tài sản nhà nước là tài sản công thuộc sở toàn dân bao gồm: + Đất đai: + Tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; + Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; + Tài nguyên thiên nhiên khác; + Các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lí 9. Học sinh thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước bằng cách nào? Học sinh bảo vệ tài sản nhà nước bằng cách giữ gìn, bảo quản sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của nhà trường như: - Không chạy nhảy, ngồi trên bàn làm hư hao bàn ghế; - Không phá đèn, quạt, ổ điện, bóng đèn, màn hình ti vi; - Không viết, vẽ bậy trên tường, trên bàn ghế; - Đi vệ sinh phải dội nước sạch sẽ; - Chăm sóc hoa kiểng trong sân trường; - Quét dọn sân trường, phòng học hàng ngày; - Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp; không vứt rác bừa bãi. 10. Khi thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã huyện ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không? Vì sao? - Ông Ân không có quyền khiếu nại Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, vì quyết định trên ảnh hưởng đến lợi ích của chị Bình thì chị Bình phải là người trực tiếp 9
  4. - Một số văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật giáo dục, Luật đất đai, Luật phòng cháy chữa cháy, Luật phòng chống tham nhũng, Luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, 11