Đề cương ôn thi học kì II môn GDCD Lớp 7 - Trường THCS Lương Nghĩa
31. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
a. Đập phá các di sản văn hóa;
b. Giữ gìn sạch đẹp di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh;
c. Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu;
d. Lấy cắp cổ vật về nhà.
32. Việc làm nào dưới đây là mê tín dị đoan?
a. Đi lễ chùa;
b. Đi đọc kinh trong nhà thờ;
c. Xem bói;
d. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
33. Hành vi nào dưới đây là tín ngưỡng?
a. Xin thẻ;
b. Yểm bùa;
c. Thắp hương trên bàn thờ Phật;
d. Chữa bệnh bằng bùa phép;
34. Người có đạo là người có tín ngưỡng
a. Đúng;
b. Sai;
c. Vừa đúng vừa sai;
35. Người bỏ đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa là vi phạm pháp luật:
a. Đúng;
b. Sai;
c. Vừa đúng vừa sai;
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_7_truong_thcs_luong_n.doc
Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì II môn GDCD Lớp 7 - Trường THCS Lương Nghĩa
- 38. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, khi đó ai là chủ tịch nước? a. Trường Chinh; b. Lê Duẫn; c. Hồ Chí Minh; d. Phạm Văn Đồng. 39. Ủy ban nhân dân xã do ai bầu ra? a. Do Hội đồng nhân dân huyện bầu ra; b. Do nhân dân bầu ra; c. Do Hội đồng nhân dân xã bầu ra; d. Ủy ban nhân dân huyện bầu ra. 40. Khi cần làm giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? a. Đến công an xã; b. Đến bệnh viện, nơi mình được xin ra; c. Đến ủy ban nhân dân xã ; d. Đến trường học nhờ hiệu trưởng xác nhận. Đáp án phần trắc nghiệm ( câu đúng): 1a 2b 3c 4b 5d 6a 7a 8c 9d 10c 11c 12b 13b 14d 15c 16c 17c 18c 19d 20d 21d 22c 13c 24c 25d 26b 27a 28a 29c 30c 31b 32c 33c 34a 35b 36b 37b 38c 39c 40c II. TỰ LUẬN: Câu 1: Nêu nội dung của quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. a. Quyền được bảo vệ: - Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch; - Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. b.Quyền được chăm sóc: - Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy, được bảo vệ sức khỏe; - Trẻ em được sống chung với cha mẹ và hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình; - Trẻ em bị tàn tật được nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng. - Trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội chăm sóc, nuôi dạy. c.Quyền được giáo dục: - Trẻ em có quyền được học tập, dạy dỗ; - Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. Câu 2: Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Bổn phận của trẻ em: - Trong gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em - Trong xã hội: yêu quê hương đất nước; có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và chấp hành pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh; tôn trọng, lễ phép với người lớn; Bảo vệ tài nguyên môi trường; không tham gia tệ nạn xã hội; chăm chỉ học tập rèn luyện đạo đức. Câu 3: Nêu những nội dung bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 5
- Ta phải đấu tranh chống mê tín dị đoan vì mê tín dị đoan dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Câu 11: Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan; HÌNH THỨC GIỐNG NHAU KHÁC NHAU TÍN NGƯỠNG LÒNG TIN CỦA CON Tin vào thần linh, Thượng NGƯỜI Đế cách đơn giản. TÔN GIÁO LÒNG TIN CỦA CON Có tổ chức, quan niệm, giáo NGƯỜI lí, tế lễ thể hiện sự sùng bái. MÊ TÍN DỊ ĐOAN LÒNG TIN CỦA CON Tin vào những điều mơ hồ, NGƯỜI nhảm nhí, không có thực, không đúng với tự nhiên Câu 12: Bộ máy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam chia làm những cấp nào? - Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chia làm 4 cấp từ trung ương tới địa phương như sau: 1. Cấp trung ương; 2. Cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Huyện, Quận, Thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; 4. Xã, Phường, thị trấn. Câu 13: Bản chất của nhà nước ta là gì? - Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân Câu 14: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) có những cơ quan nào? Do ai bầu ra? - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở( xã, phường, thị trấn) gồm 2 cơ quan: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; - Hội đồng nhân dân xã do nhân dân bầu ra; Ủy ban nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã bầu ra. Câu 15: Vì sao nói Ủy ban nhân dân xã ( phường, thị trấn) là cơ quan chấp hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương? - Nói Ủy ban nhân dân xã ( phường, thị trấn) là cơ quan chấp hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, là vì: - Ủy ban nhân dân xã ( phường, thị trấn) tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; - Ủy ban nhân dân xã(phường, thị trấn) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương vì nó quản lí mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh ở địa phương. 7