Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 26. Vì sao gọi cuộc chiến tranh năm 1914-1918 là Chiến tranh thế giới? 
A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.
B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh.
C. Chiến tranh đã lôi kéo khoảng 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.
D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản.

Câu 27. Từ nguyên nhân, diễn biến, kết cục của cuộc chiến tranh em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa,
B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.

doc 11 trang Thủy Chinh 30/12/2023 6420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. 5 Câu 38. “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó là câu nói của ai ? A. Nhà khoa học A Nô-ben B. Nhà khoa học An-be Anh-Xtanh. C. Nhà khoa học C.Xi-ôn-cốp-Xki. D Nhà khoa học Uyn-bơ Rai. Câu 39: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là (B) A. Mĩ, Anh, Đức đối lập với Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản. B. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật đối lập với Đức, Anh, Pháp. C. Đức, Áo, Hung đối lập với Mĩ, Anh,Pháp. D. Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Câu 40: Em có nhận xét gì về vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít? A. Liên Xô là nước quyết định số vận của phe phát xít. B. Liên Xô là nước khơi ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. C. Không có Liên Xô thì chủ nghĩa phát xít không bị tiêu diệt. D. Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 C 11 A 21 B 31 D 2 B 12 D 22 C 32 C 3 B 13 B 23 C 33 A 4 C 14 D 24 D 34 C 5 D 15 B 25 D 35 B 6 C 16 A 26 C 36 B 7 C 17 B 27 B 37 D 8 C 18 B 28 B 38 A 9 B 19 A 29 C 39 D 10 D 20 C 30 B 40 D II. TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. + Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh. - Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày càng nhiều. Đến thế kỉ XVIII, họ đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây. - Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt. - Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho CNTB phát triển. + Kết quả, ý nghĩa:
  2. 7 Câu 4: Trình bày những chuyển biến lớn và những đặc điểm nổi bật của nước Mĩ trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? + Về kinh tế: Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức). Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại. Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho, đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”. Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu. + Về chính trị, đối ngoại: Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản. Cũng như Đức, Mĩ là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường trở nên cấp thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế tư bản, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh. Câu 5: Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga? + Nguyên nhân bùng nổ cách mạng: - Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ ngày nhưng tiền lương không đủ sống. - Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ + Diễn biến: - Mở đầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày Chủ nhật đẫm máu”. Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa. - Tiếp đó, tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo. - Tháng 6 - 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa. - Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ. - Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng. + Kết quả, ý nghĩa: - Cách mạng 1905 - 1907 tuy thất bại nhưng nó đã góp phần làm lung lay đến tận gốc rễ chính phủ Nga hoàng và bọn tư sản. - Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 - 1907 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
  3. 9 Câu 8: Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. + Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. + Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ: - Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống - Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. - Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây. + Kết quả: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp. Câu 9: Trình bày guyên nhân, kết cục và tính chất Chiến tranh thế giới thứ nhất. a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). + Các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh - Pháp - Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới. + Duyên cớ: Vụ ám sát thái tử Áo-hung (28-6-1914). b. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Chiến tranh đã gây nên nhiều thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla. + Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình. + Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. c. Tính chất: Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Câu 10: Trình bày diễn biến, kết quả cách mạng tháng Mười năm 1917. + Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
  4. 11 + Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản. + Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa. Câu 15: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đó hãy nêu suy nghĩ của em về chiến tranh. Theo em, để không có chiến tranh xảy ra loài người cần có những biện pháp gì? a. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai. - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng. - Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ). - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. b. Suy nghĩ của em về chiến tranh, biện pháp để không có chiến tranh xảy ra. - HS tự suy nghĩ trả lời. Hết