Đề cương ôn thi học kì I môn GDCD Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 22: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:

A. Quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác.

B. Quan hệ giữa các nước láng giềng.

C. Quan hệ thường xuyên ổn định giữa nước này với nước khác.

D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

Câu 23: Việc làm không thể hiện tình hữu nghị:

A. Giúp đỡ khách nước ngoài.

B. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt.

C. Giao lưu học sinh quốc tế.

D. Trêu chọc người nước ngoài

doc 12 trang Thủy Chinh 30/12/2023 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn GDCD Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_gdcd_lop_9_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn GDCD Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. 5 Câu 25: Khi nhà trường tổ chức giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, em sẽ làm gì để góp phần tăng cường tinh thần hữu nghị? A. Không vui vẻ, ân cần chu đáo. B. Thiếulịch sự, tế nhị với khách nước ngoài C. Giới thiệu cho các bạn về đất nước và con người Việt Nam D. Chê bai phong tục tập quán của nước bạn Câu 26: Sáng tạo là gì? A. Làm việc đợi người khác nhắc nhở B. Chấp nhận cái có sẵn C. Tìm tòi cách giải quyết mới D. Lười suy nghĩ Câu 27: Biểu hiện nào không phải năng động, sáng tạo? A. Chủ động. B. Bị động. C. Dám nghĩ. D. Dám làm Câu 28: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo B. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của thiên tài C. Chỉ những người kinh doanh mới cần đến sáng tạo D. Ai cũng có thể năng động sáng tạo là phẩm chất của con người trong mọi thời đại Câu 29: Để trở thành người năng động sáng tạo học sinh cần làm gì? A. Chăm chỉ làm bài B. Học tốt lý thuyết C. Tìm ra cách học tập tốt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống D. Tích cực rèn luyện đạo đức Câu 30: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là: A. Làm việc trong một thời gian nhất định B. Tạo ra nhiều sản phẩm C. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định D. Là tạo ra ít sản phẩm Câu 31: Làm việc có năng suất, chất, lượng, hiệu quả có vai trò: A. Chỉ cho mỗi cá nhânB. Cho gia đìnhC. Cho xã hội
  2. 7 D. Hợp tác để phát triển du lịch. Câu 39: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ? A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia . B. Vì học giỏi nên Tuyết không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai. C. Hoa không muốn nhờ các bạn để giải quyết các bài tập khó. D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm trước kế hoạch. Câu 40: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện? A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. Việc làm chất lượng, hiệu quả. C. Việc làm hiệu quả, năng suất. D. Việc làm năng suất, khoa học. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C A B D D D B B C A A B C A C A D C C C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C D D C C C B D C C D D A C A B C A D A II. TỰ LUẬN: Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ 1. Khái niệm chí công vô tư - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2. Ý nghĩa - Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Được mọi người yêu quý, kính trọng. 2. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư? - Có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư.
  3. 9 - Thầy cô giáo lên lớp phải đúng giờ 3. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật - Vì dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. 4. Ý nghĩa Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH 1. Khái niêm hòa bình, bảo vệ hòa bình - Hòa bình: + Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, + Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người, + Là khát vọng của toàn nhân loại. - Bảo vệ hòa bình: + Giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; + Giải quyết vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia bằng thương lượng, đàm phán. 2. Ý nghĩa + Hòa bình là cơ sở đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, đó chính là khát vọng của toàn nhân loại. + Chiến tranh gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, không được học hành. Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá và đó là thảm họa của loài người. + Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột và ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ ở nhiều nơi. Nước ta tuy đang hòa bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách phá hoại cuộc sống bình yên đó. 3. Biểu hiện hòa bình - Biết lắng nghe; Biết đặt vị trí vào vị trí của người khác để hiểu và thông cảm với họ - Biết thừa nhận những điểm khác với mình - Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn .
  4. 11 - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo ; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca ). 3. Thế nào kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộclà bảo vệ và giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. 4. Vì sao phảikế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. 5. Trách nhiệm Tự hào, kế thừa, phát huy Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn thương Bài 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TAO 1. Khái niệmnăng động, sáng tạo - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về VC, TT hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có. 2.Ý nghĩanăng động, sáng tạo - Là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong XH hiện đại. - Giúp con người có thể vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp; Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang. - Mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước 3. Cánh rèn luyện để trở thành người năng động, sáng tạo - Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ - Biết vượt qua khó khăn, thử thách - Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích. - Luôn có ý thức đổi mới phương pháp học tập