Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. 
Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nêu tác dụng. 
Câu 4: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về bổn phận củacon cái 
vớicha mẹ. 
Đề 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
pdf 18 trang Hữu Vượng 30/03/2023 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2017_2018_truong.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

  1. Câu 2. Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Tay người như có phép tiên – Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”. Câu 4. Từ đoạn thơ trên, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) Đề 8: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: 19.5.1970 Được thư Mẹ Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) Câu 1. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. "Lí tưởng" mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? Câu 3. Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến anh/chị xúc động nhất? Câu 4. Anh/chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc? (Trình bày trong khoảng 6 - 8 dòng) Đề 9: Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy ( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 5
  2. Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề (Sách Ngữ văn 10, tập 1, trang 83) Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2:Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào, phương thức nào là chính? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ ở bốn câu ca dao: “Đèn thương nhớ ai, mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, mắt ngủ không yên.”? Câu 4: Hai câu cuối của bài ca dao gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về niềm lo âu của người phụ nữ trong xã hội cũ? (trình bày khoảng 4 đến 6 dòng). B. LÀM VĂN Bài 1. Ca dao yêu thương, tình nghĩa Vấn đề 1: Phân tích, cảm nhận về một bài cao dao cụ thể. Ví dụ: Nỗi nhớ thương da diết, quay quắt của cô gái đối với người yêu đã biểu hiện một cách cụ thể, sinh động trong bài “Khăn thương”. Anh (chị) hãy phân tích để làm rõ nội dung của bài ca dao. 1. Giới thiệu ca dao. Giới thiệu về bài ca dao khăn thương 2. Phân tích - Nỗi niềm của cô gái đối với người yêu đọng lại trong các hình ảnh biểu tượng: khăn, mắt, đèn - nỗi niềm cô gái đối với người yêu. - Hai câu cuối có sự thay đổi thể thơ, giọng điêu- Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò. Nỗi nhớ ấy dẫn đến cảnh khóc thầm. Cô gái đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẳng với thời gian. Nhớ thương ngừơi yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, duyên phận đôi lứa “Không yên 1 bề”. 3. Kết luận: - Hình ảnh biểu tượng, Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát 7
  3. Đông A. 3. Khát vọng hoài bão cao đẹp của Phạm Ngũ Lão - Nhà thơ ý thức mình đang còn “vương nợ” với non sông. Ý thức này cho thấy chí khí của người anh hùng. Câu thơ như một lời nhắc nhở, thúc giục con người phải suy tư, sống và hành động cho xứng đáng. - Nhà thơ nghe chuyện người xưa, thẹn vì bản thân không bằng họ và ý thức rõ về trách nhiệm, bổn phận của mình đối với đất nước. Câu thơ cuối đề cao cái đức, cái tâm của một người dân yêu nước. Cái thẹn của Phạm Ngũ Lão là cái thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn. ( Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão và ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong bài thơ Thuật Hoài ? - Nỗi lòng của tác giả trong bài thơ là niềm trăn trở khôn nguôi về trách nhiệm của kẻ làm trai “Công danh nam tử còn vương nợ “ câu thơ thể hiện ý chí, khát vọng cao đẹp : Muốn cống hiến, được làm tròn phận sự của làm trai đối với đất nước . - Nỗi thẹn : Nếu không thực hiện được hoài bão cứu nước giúp đời, không lập được công danh, kẻ làm trai thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Nỗi thẹn của nhân cách lớn. Nỗi thẹn ấy giúp con người biết vươn tới lẽ sống cao cả) Bài 3. Nỗi lòng - Đặng Dung – (Riêng lớp 10 văn) Phân tích bài thơ để thấy được “bi kịch bi tráng” của người anh hùng thể hiện qua tác phẩm? 1. Tác giả Đặng Dung (? – 1414) người huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh, con tướng quân Đặng Tất. Ông từng tham gia đánh quân Minh lớn nhỏ hơn trăm trận chưa từng nhụt khí. Năm 1414, Đặng Dung bị giặc Minh bắt đưa sang Trung Quốc, dọc đường ông nhảy xuống sông tự tử. Sáng tác của Đặng Dung chỉ còn lại bài thơ Nỗi lòng, bài thơ từng được Tử Tấn (đời Lê) đánh giá : “phi kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi”. Thơ ông toát lên vẻ đẹp bi tráng của bậc anh hùng. 2. Tác phẩm Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi bài thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ ; toàn bài chỉ gieo một vần và thường là vần bằng, gieo ở chữ cuối ; trừ hai câu đầu và hai câu cuối không nhất thiết đối nhau, bốn câu giữa đối với nhau từng cặp ; toàn bài chia làm bốn liên, mỗi liên gồm hai câu kề nhau, trong mỗi liên bằng trắc hai câu đối nhau, chữ thứ hai, bốn, sáu của câu hai ở liên trên và chữ thứ hai, bốn, sáu của câu thứ nhất của liên dưới bằng trắc giống tức là niêm nhau Cảm hoài là nhan đề thường gặp trong thơ cổ dùng để biểu lộ cảm xúc, hoài bão. Cảm hoài là có cảm xúc trong lòng, tức nỗi lòng. Trong Tây sương kí có câu : "Tri âm 9
  4. “Tẩy binh” có nghĩa là xuất binh gặp mưa. Vũ Vương xuất binh phạt Trụ gặp mưa, có người cho là không lợi, nhưng Vũ Vương nói Trời giúp rửa binh khí, có thể xuất chinh. “Tẩy binh” cũng có nghĩa là rửa binh khí để cất đi, ý nói đình chiến. Lúc này Đặng Dung đang đem quân đánh quân xâm lược Minh tham tàn, bạo ngược, chưa phải lúc đình chiến, cho nên chỉ hiểu theo nghĩa thứ nhất. Nhiều sách giải thích câu thơ này là muốn đem lại hoà bình cho đất nước mà không được, e không hợp. Bởi vì tại câu kết bài thơ tác giả vẫn mài gươm dưới trăng để đánh giặc, chứ đâu phải để cất gươm vào kho ! Cho nên câu này nên hiểu : Không có cách gì kéo sông Ngân hà xuống để rửa giáp binh mà làm cuộc xuất chinh. Mặc dù hình ảnh “kéo sông thiên hà” là lấy từ bài Tẩy binh mã của Đỗ Phủ, nhằm rửa binh khí để cất đi không dùng nữa, nhưng ở đây Đặng Dung đã vận dụng sáng tạo thể hiện ý rửa binh khí để ra trận. Hai câu trong bài Tẩy binh mã của Đỗ Phủ : An đắc tráng sĩ vãn thiên hà, Tận tẩy giáp binh trường bất dụng. (Ước gì có tráng sĩ kéo nước sông Ngân xuống, Rửa sạch khí giới, mãi mãi không dùng nữa) 3.4. Mặc dù trong tình thế bi kịch, thế sự bời bời, bản thân lại chưa tìm được hướng đi, song đến cuối bài thơ, tác giả đã thể hiện chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu Quốc thù chưa trả già sao vội, Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy. Hình ảnh vị tướng đầu bạc với mối thù nước đau đáu trong lòng, nung nấu mài kiếm dưới trăng bao phen là hình ảnh mang vẻ đẹp bi hùng, giàu tính biểu tượng. Vẫn không ra ngoài cảm giác bi kịch, trong khi mối thù nước chưa trả đang thôi thúc thì tuổi đã cao, sức lực không còn sung mãn, tâm ấy với lực ấy trong một con người sinh ra bi kịch, nhưng cũng tâm ấy lực ấy mà toát lên vẻ đẹp của chí khí, sự bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng, vẻ sáng láng của kẻ lỡ vận, âm thầm mà tâm tráng. 4. Kết luận. Anh hùng có làm nên sự nghiệp lớn hay không còn tuỳ thuộc vào thời vận. Đó là quan niệm của người xưa về thành bại của những kẻ có tài năng và chí khí hơn người. anh hùng có thể xoay chuyển thời thế, nhưng thời thế cũng tạo nên anh hùng. Lỡ vận nên thất bại là mối hận của nhiều bậc anh hùng bao đời. Đặng Dung viết “Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” cũng là tỏ lòng mình, một bậc anh hùng lỡ vận đành ôm hận trong lòng. Với những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ tình cảm, khát vọng, bài thơ Nỗi lòng thể hiện tấn kịch bi tráng của người anh hùng 11
  5. Bài 5. Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm Phân tích bài thơ để thấy được quan niệm “nhàn” của tác giả? 1.Giới thiệu chung - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), từng thi đỗ trạng nguyên. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ xin chém mười tám kẻ lộng thần nhưng không được chấp nhận. Sau đó ông xin về trí sĩ ở quê nhà, tự đặt tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học. Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập, tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, tập sấm kí Trình Quốc công sấm kí, - Bao trùm trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm hứng thanh nhàn, tự tại, gắn bó với tự nhiên, không tơ tưởng bon chen phú quý. Cảm hứng ấy được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, tự nhiên mà cô đọng, giàu ý vị. Bài thơ Nhàn trích ở tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập là một trường hợp tiêu biểu. - Với lời thơ tự nhiên, giản dị mà giàu ý vị, bài thơ Nhàn thể hiện được một cách sâu sắc cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựa chọn. Đó là quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. 2. Phân tích bài thơ: - Âm hưởng hai câu thơ đầu đã gợi ra ngay cái vẻ thung dung Nhịp thơ 2/2/3 cộng với việc dùng các số từ tính đếm (một , một , một ) trước các danh từ mai, cuốc, cần câu cho thấy cái chủ động, sẵn sàng của cụ Trạng đối với cuộc sống điền dã, và còn như là chút ngông ngạo trước thói đời. - Sự đối lập giữa “Ta dại” và “Người khôn” trong câu 3 - 4 mang nhiều hàm ý: vừa để khẳng định sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả, vừa thể hiện sắc thái trào lộng, thái độ mỉa mai đối với cách sống ham hố danh vọng, phú quý. Theo đó, cái dại của “ta” là cái “ngu dại” của bậc đại trí, với trí tuệ lớn, thấu triệt lẽ thịnh suy, vong tồn của cuộc đời, sống thanh thản, nhàn dật, thuận lẽ tự nhiên. Cho nên, nơi “ta” chọn là “nơi vắng vẻ”, nghĩa là nơi có thể tĩnh tại, sống an nhàn, không có tranh giành “tư lợi” theo sở thích của “ta”. Còn “người khôn” mà chọn “Đến chốn lao xao”, nghĩa là nơi ồn ã, ở đó con người chen chúc, xô đẩy nhau để giành giật lợi danh, thì lại hoá ra “dại” vậy. “khôn” - “dại”, “nơi vắng vẻ” - “chốn lao xao” là những quan niệm sống, cách lựa chọn rất khác nhau. Tác giả dung nghệ thuật đối, chơi cữ, ẩn dụ một cách đầy trí tuệ. - Ở hai câu 5, 6, tác giả nói đến chuyện “ăn” và “tắm” một cách đầy thích thú Theo vòng quay bốn mùa quanh năm, việc “ăn”, “tắm” của “ta” thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên; đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị, thanh thản. - Triết lí nhân sinh ở hai câu cuối 13
  6. danh lợi, không đi con đường công danh, giành phận vị, coi thường giàu nghèo, sang hèn, đứng ngoài sự ràng buộc của phận. Để có chút thoải mái đó, ông nhàn phải chủ động tự hạn chế: không cậy tài, yên phận, không tranh giành và không động lòng về lời khen, tiếng chê.” (Trần Đình Hượu) Bài 6 . Đọc "Tiểu Thanh kí"- Nguyễn Du: Phân tích và làm rõ giá trị nhân đạo của tác giả qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. * Giới thiệu chung 1. Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong VH VN TK 18– nửa đầu TK 20 – không chỉ nổi tiếng với “Truyện Kiều” mà ông còn là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán điêu luyện. 2. “Thanh Hiên thi tập” là sáng tác chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Nguyễn Du với thân phận con người – nạn nhân của chế độ phong kiến. 3. Trong đó, Đọc Tiểu Thanh ký là 1 trong n~ sáng tác đưọc nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng Nguyễn Du và làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ. * Định hướng phân tích: 1. Độc Tiểu Thanh ký có nghĩa là “đọc tập Tiểu Thanh ký” của nàng Tiểu Thanh. Đó là người con gái có thật, sống cách Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh (TQ). Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì làm lẽ nên bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết và để lại tập thơ. Nhưng vợ cả vẫn ghen nên đốt tập thơ, chĩ còn lại 1 số bài thơ tập hợp trong “phần dư”. Bản thân cuộc đời Tiểu Thanh cũng đã để lại niềm thuơng cảm sâu sắc cho Nguyễn Du. 2. Cảm hứng xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Nguyễn Du khóc người cũng để tự thương mình. Dù là cảm xúc về 1 cuộc đời bất hạnh đã cách 300 năm, nhưng thực chất cũng là tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc. 2.1. Hai câu đề: 2 câu mở đầu của bài thơ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nhà thơ trong giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh : Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn) a) 2 câu thơ dịch đã thoát ý nguyên tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích của câu thơ chữ Hán. Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Cách diễn đạt vừa 15
  7. Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kỳ oan ngã tự cư (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang) a) Nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của người có tài từ “cổ” chí “kim”. Nhà thơ gọi đó là “hận sự”, 1 mối hận suốt đời nhắm mắt chưa yên. Trong suy nghĩ ấy, có lẽ Nguyễn Du còn liên tưởng đến bao cuộc đời như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ – những người có tài mà ông hằng ngưỡng mộ – và bao người tài hoa bạc mệnh khác nữa. Những oan khuất bế tắc của nghìn đời “khó hỏi trời” (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức của nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện 1 sự bế tắc của Nguyễn Du. b) Khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ “phong vận kỳ oan ngã tự cư” (Ta tự cho mình cũng ở trong số những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Ở đó là tình cảm chân thành đồng điệu của Nguyễn Du, cũng thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo rất đẹp và rất sâu của ông. c) Không phải chỉ 1 lần nhà thơ nói lên điều này. Ông đã từng hóa thân vào nàng Kiều để khóc thay nhân vật, ông đã từng khẳng định 1 cách đầy ý thức “thuở nhỏ, ta tự cho là mình có tài”. Cách trông người mà ngẫm đến ta ấy, trong thi văn cổ điển VN trước ông có lẽ hiếm ai thể hiện sâu sắc như vậy. Tự đặt mình “đồng hội đồng thuyền” với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Tâm sự chung của ngưòi mắc “kỳ oan” đã đưọc bộc bạch trực tiếp mạnh mẽ trong tiếng nói riêng tư khiến người đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Tâm sự ấy không chỉ của riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ. 2.4. Hai câu kết: Khép lại bài thơ là suy tư của Nguyễn Du về thời thế : Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hà hà nhân khấp Tố Như (Chẳng biết 300 lẻ nữa / Ngưòi đời ai khóc Tố Như chăng) a) Khóc cho nàng Tiểu Thanh 300 năm trước bằng giọt lệ chân thành của trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến 300 năm sau cùng 1 mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Nguyễn Du tìm đến để rửa oan khiên bằng giọt nưóc mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa 1 khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời. (Đó cũng là tâm trạng của Khuất Nguyên – “người đời say cả 1 mình ta tỉnh”, cách Nguyễn Du 2 ngàn năm; của Đỗ Phủ, cách Nguyễn Du 1 ngàn năm : “Gian nan khổ hận phồn sương mấn”) b) Nhà thơ tự thể hiện mình bằng tên chữ “Tố Như” không phải mong “lưu danh thiên cổ” mà chỉ là tâm sự của 1 nỗi lòng tha thiết với cuộc đời. Câu thơ còn là tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước thời cuộc. Khóc ngưòi xưa, nhà thơ tự khóc cho chính 17