Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 học kì I - Năm học 2019-2020

2. Nghị luận tư tưởng đạo lí 

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận 

*Thân bài 

- Giải thích vấn đề ( Là gì?) 

- Tìm hiểu nguyên nhân (Vì sao?) 

- Phản biện , mở rộng vấn đề. 

- Nhận thức hành động (Cần làm gì?) 

- Liên hệ bản thân 

* Kết bài: Khẳng định vấn đề 

3. Kiểu bài đóng vai nhân vật 

*Mở bài: Tình huống nhớ lại câu chuyện đã xảy ra 

*Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo nội dung văn bản ( Kết hợp kể, tả, biểu cảm và yếu tố nghị luận) 

*Kết bài: Nêu suy nghĩ , mong ước của nhân vật 

4. Kể chuyện đời thƯờng 

*Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật. 

*Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí: Sự việc mở đầu, sự việc phát triển. sự việc cao trào, sự việc giải quyết cao trào, sự việc kết thúc. 

(Kết hợp kể, tả, biểu cảm và yếu tố nghị luận) 

*Kết bài: Nêu suy nghĩ, mong ước của nhân vật. 

docx 23 trang Hữu Vượng 28/03/2023 9590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 học kì I - Năm học 2019-2020

  1. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 - Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học. Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 4. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ. Tác giả: Nguyễn Dữ quê làng Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (nay thuộc Thanh Miện - Hải Dương). Ông sống ở TK XVI - là thời kì nhà Lê bắt đầu suy thoái, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Mạc tranh dành quyền lực gây ra những cuộc nội chiến kéo dài. Ông là người học rộng tài cao, đã từng tham gia cuộc thi hương, thi hội. Ông làm quan chỉ một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già, viết sách sống ẩn dật như các trí thức đương thời. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ, tiêu biểu là tập “Truyền kì mạn lục’’ gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán thuộc thể văn xuôi xen lẫn biền ngẫu, thơ ca. Nhân vật chính trong các truyện của ông thường là: những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nhưng các thế lực bạo tàn và cả những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp trong những truyện của ông các nhân vật là trí thức có tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp. - Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian. Tác phẩm: - Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian dã sử, truyền thuyết của Việt Nam. Tất cả gồm 20 truyện. - Nhân vật mà Nguyễn Dữ lựa chọn để kể (những người phụ nữ trí thức). - Hình thức nghệ thuật (viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian ) Tóm tắt VB: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, một người không có học, tính đa nghi. Trương Sinh đi lính, Vũ nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi con. Bà cụ qua đời, giặc tan, Trương Sinh trở về. Khi ngồi với con, bé Đản nói rằng có một người cha đêm nào cũng đến “mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương ghen, nghi ngờ vợ, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Vũ Nương ra bến Hoàng Giang than thở và tự vẫn. Một đêm bé Đản lại trỏ cái bóng mà bảo là cha mình đến. Trương Sinh lúc ấy mới biết mình ngờ oan cho vợ. Có một người cùng làng là Phan Lang bị chết đuối nhưng vốn là ân nhân của Linh Phi nên được cứu vào cung nước của rùa thần. Tại đây đã gặp được Vũ Nương. Nàng gửi một chiếc hoa vàng và dặn nếu Trương Sinh nhớ tình cũ thì lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Phan Lang về gặp Trương Sinh, đưa chiếc hoa vàng. Trương Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nương có trở về thấp thoáng trên sông nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Nội dung: - Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: + Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con. Trang 5
  2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 + Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh, Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ. - Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại: + Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống, + Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền, - Thái độ của tác giả: thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại. Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp. - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người. - Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kỳ công đưa cây quý về trong phủ, từ những âm thanh khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại, - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. Ý nghĩa văn bản: Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội. 6. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) Bối cảnh lịch sử: Nửa cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lịch sử: sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của kẻ thù xâm lược. Tác giả: Ngô Gia Văn Phái là một tập thể các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. Quê ở làng Tả Thanh Oai (nay thuộc Thanh Oai - Hà Tây), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột của Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống. Ông là người tuyệt đối trung thành với nhà Lê. Khi Nguyễn Huệ sai Vũ văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787) Ngô Thì Chí chạy theo Lê Chiêu Thống dâng “Trung hưng sách” bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn triệu tập những kẻ lưu vong lập nghĩa binh chống Tây Sơn. Nhưng trên đường đi ông bị bệnh rồi mất tại huyện Gia Bình (nay thuộc Bắc Ninh). Ngô Thì Du (1772 - 1840) là anh em chú bác với Ngô Thì Chí. Ông học giỏi nhưng không đỗ đạt gì, dưới triều Tây Sơn ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Đến thời nhà Nguyễn ông ra làm quan được bổ nhiệm chức “Đốc học Hải Dương”, đến năm 1827 thì nghỉ về hưu. Tác phẩm: - Thể loại: tiểu thuyết chương hồi. - Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX. - Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn. Tóm tắt VB: Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm Trang 7
  3. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 - Đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ. Nguồn gốc của Truyện Kiều: Truyện Kiều có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn. Tóm tắt Truyện Kiều: Thuý Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Trong một lần chơi xuân, nàng gặp Kim Trọng, một người phong nhã hào hoa. Hai người thầm yêu nhau. Kim Trọng dọn đến ở gần nhà Thuý Kiều. Hai người chủ động, bí mật đính ước với nhau. Kim Trọng phải về quê gấp để chịu tang chú. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng thì bán mình để chuộc cha và cứu gia đình. Thuý Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, bắt phải tiếp khách làng chơi ở lầu xanh. Nàng được một khách chơi là Thúc Sinh chuộc ra, cưới làm vợ lẽ. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen, bắt Kiều về làm con ở và đày đoạ. Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư và nương nhờ cửa phật. Một lần nữa nàng lại bị sa vào tay bọn buôn người Bạc Bà, Bạc Hạnh, phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây nàng gặp Từ Hải. Hai người lấy nhau, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết chết, Thuý Kiều phải hầu rượu Hồ Tôn Hiến và bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Nàng được cứu và lần thứ hai nương nhờ nơi cửa Phật. Khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều thì Kiều đã lưu lạc. Chàng kết duyên với Thuý Vân nhưng vẫn thương nhớ Thuý Kiều. Sau khi thi đỗ, chàng đi tìm Kiều, nhờ gặp sư Giác Duyên nên gia đình được đoàn tụ. Kiều tuy lấy Kim Trọng nhưng duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy. Giá trị của Truyện Kiều: - Giá trị nội dung: Truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Giá trị hiện thực: “Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, phụ nữ. ”Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến:Từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh giá”, quan tổng đốc trọng thần đều ích kỉ tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. Đồng thời, truyện còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiện đã làm tha hoá con người. Đồng tiền làm đảo điên, đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xoá mờ công lí. “Trong tay đã sẵn đồng tiền, Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì !” Giá trị nhân đạo: - “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thuý Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thuý Kiều Nguyễn Du khóc cho nỗi đau đớn của con người: tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đoạ. - “Truyện Kiều” đề cao con người, từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ khát vọng chân chính. Hình tượng nhân vật Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường, là nhân vật lí tưởng tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc Trang 9
  4. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 • Thái độ của tác giả: trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân, Thúy Kiều. Nghệ thuật: - Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. - Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. Ý nghĩa văn bản: Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du. 9. Đoạn trích Cảnh ngày xuân Vị trí đoạn trích: - Đoạn trích gồm 18 câu (từ 39 → 56) trong phần đầu Truyện Kiều. - Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong ngày tết Thanh Minh. Trình tự sự việc trong văn bản được miêu tả theo thời gian. Đại ý: Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. Nội dung: : • Bức tranh thiên nhiên mùa xuân - Hình ảnh: + Chim én đưa thoi. + Thiều quang. + Cỏ non xanh tận chân trời. ( Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động. • Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh - Lễ tảo mộ rộn ràng, náo - Hội đạp thanh nức, vui tươi (Những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật. - Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều. Ý nghĩa văn bản: Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả cảnh bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. 10. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Vị trí đoạn trích: Đoạn trích gồm 22 câu (từ 10331054) ở phần "Gia biến và lưu lạc". - Đoạn trích thể hiện tâm trạng bi kịch của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đại ý: Đoạn trích cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. Tóm tắt đoạn trích: Gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sau đó mụ sẽ nghĩ cách để bắt nàng phải tiếp khách làng chơi. Nội dung: Trang 11
  5. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 Lục Vân Tiên là học trò có đức, có tài, giỏi cả văn võ. Trên đường lên kinh dự thi, chàng tình cờ dẹp được giặc cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cô gái này rất cảm phục chàng Giữa đường nghe tin mẹ mất Vân Tiên phải quay về chịu tang mẹ Bị gặp nạn bao lần nhưng chàng luôn được thần và dân cứu giúp . Kiều Nguyệt Nga sau khi thoát nạn đã tự xem Vân Tiên là người kết tóc trăm năm. Do bị gian thần hãm hại nàng bị buộc đi cống giặc Ô Qua nhưng vẫn một lòng chung thuỷ với Vân Tiên. Giữa đường nàng đã tự vẫn nhưng được Phật bà và nhân dân cứu giúp. Cuối cùng Vân Tiên và Nguyệt Nga vẫn được gặp nhau và cùng sống trong hạnh phúc d. “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”: Vị trí đoạn trích: - Gồm 58 câu, (từ câu 153 đến câu 180) nằm ở phần đầu truyện. LVT đi thi, gặp cướp, chàng đánh tan bọn cướp cứu được KNN. KNN cảm kích tấm lòng của chàng. - Diễn biến của sự việc trong đoạn trích nằm trong kiểu kết cấu của các truyện truyền thống: người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối cùng bao giờ cũng tai qua nạn khỏi, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Nội dung: - Đạo lý nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh bại bọn cướp. - Đạo lý nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mỵ, nết na, Kiều Nguyệt Nga một lòng tri ân người đã cứu mình. Nghệ thuật: - Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. 12. Bài thơ Đồng chí - Chính Hữu. Tác giả: - Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật Trần Đình Đắc, quê: Can Lộc - Hà Tĩnh. - Nhà thơ quân đội, chuyên viết về người lính và chiến tranh. - Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000 Tác phẩm: - Sáng tác đầu năm 1948, tiêu biểu viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đại ý: Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu đã gắn bó và tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Nội dung: - Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp: + Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo ở những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”. + Cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trang 13
  6. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: + Được viết tại Hòn Gai 4/10/1958 + In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” . + Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này. + Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về. Nội dung: - Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi. - Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng. - Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại: + Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. + Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. 15. Bếp lửa Tác giả: Bằng Việt (1941) - Tên thật: Nguyễn Việt Bằng - Quê quán: Thạch Thất - Hà Tây. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Phong cách sáng tác: + Đề tài khai thác: Kỷ niệm thiếu thời & ước mơ tuổi trẻ + Giọng thơ: Trầm lắng, nghĩ ngợi, mượt mà + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài. + Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. + Đại ý: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi ấu thơ được ở cùng bà. Nội dung: + Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. + Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. + Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà. Nghệ thuật: + Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. + Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. Trang 15
  7. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 - Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm. Nghĩa tình với vầng trăng một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng đến mức “ ngỡ chẳng bao giờ quên - cái vầng trăng tình nghĩa”. - Hiện tại: + Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường” + Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng. - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng. Ý nghĩa văn bản: Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước. 18. Làng Tác giả: - Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê: Từ Sơn - Bắc Ninh. - Chuyên viết truyện ngắn, am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn. Tác phẩm: đăng lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng theo giặc, lập tề (Tạo mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai (Nút thắt của câu chuyện . - Tóm tắt: Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phác, quê ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình và có một thói quen “khoe làng”. Ông “khoe” đủ thứ về làng của ông, từ cái sinh phần viên Tổng Đốc, đến nhà cửa, đường làng, chòi kháng chiến với hầm hào, ụ chiến đấu Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm chuyện trở về làng Chợ Dầu của mình cho đỡ nhớ. Tin làng theo giặc, khiến ông đau đớn, xót xa. Ông xấu hổ, lo lắng đủ điều. tình cảm của ông bị giằng xé, để rồi ông đi đến quyết định dứt khoát “Làng theo Tây mất rồi phải thù”. Thế nhưng khi chuyện trò với đứa con, ông Hai vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Dầu. Khi tin đồn trên được cải chính, ông vui mừng, sung sướng và lại “khoe” về làng Chợ Dầu của mình. Nội dung: - Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu , của người dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả: + Nỗi đau đớn, bẽ bàng:”cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, nước mắt ông lão giàn ra”. + Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch ) Trang 17
  8. Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì I – Năm học 2019 - 2020 - Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp. - Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho Tổ quốc. Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. - Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. - Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận. - Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện. Ý nghĩa văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. 20. Chiếc lược ngà Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê: huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. - Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. - Ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Mĩ vừa sáng tác văn học. - Ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người ở vùng đất Nam Bộ. - Tác phẩm chính: Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, (các tiểu thuyết đã dựng thành phim), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm:: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, nằm trong tuyển tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện. Tình huống truyện: - Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra thì ông Sáu phải ra đi. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái. -> Bộc lộ sâu sắc tình cảm của cha con ông Sáu. Tóm tắt truyện: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Nhưng bé Thu - con ông, không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông khác so với người cha trong ảnh. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi nhận ra thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi. Chiếc lược hoàn thành nhưng ông Sáu đã hy sinh trong một trận càn của giặc.Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao lại cây lược cho người bạn thân. Người bạn ấy trong một lần đi công tác, dừng lại ở trạm giao liên - nơi có một cô giao liên dũng cảm và thông minh, Bác Ba - bạn anh Sáu - hỏi chuyện và nhận ra cô giao liên ấy chính là Thu. Bác chuyển cho Thu chiếc lược ngà, kỉ vật thiêng liêng của cha cô. Họ chia tay trong sự lưu luyến và tự lúc nào, Trang 19