Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Chương trình học kì I

Câu 12: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á.

Câu 13: Hoàn cảnh, nội dung cuộc Duy Tân Minh Trị. 

Câu 14: Hoàn cảnh, diễn biến kết quả ý nghĩa Cách Mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 15: Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 

Câu 16: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những hậu quả. 

Câu 17: Tình hình chung Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 – 1939) 

Câu 18: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Câu 19: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 

Câu 20: Trình bày sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới nửa đâu thế kỉ 20 

doc 12 trang Thủy Chinh 25/12/2023 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Chương trình học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_i.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Chương trình học kì I

  1. chính trị, xã hội. kinh tế kém phát triển. -> Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương tây xâm lược ĐNÁ(trừ Xiêm) Câu 11: Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân đói với khu vực Đông Nam Á: - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếmMã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Philíp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. - Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp. Câu 12: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA: - Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên do thế lực đế quốc mạnh , chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược áp dụng chính sách chia để trị để cai trị vơ vét của cải của nhân dân.- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra: +Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản (1920). + Ở Phi-líp-pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính + Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn. + Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-va-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở Cao Nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt. + Ở Việt Nam: Sau triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 – 1896). Phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp. Câu 13: Cuộc Duy Tân Minh Trị - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. - Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. + Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến Pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống + Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
  2. tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản. - Từ những năm 20 nét mới của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á là giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh. Đó là do sự gia tăng số lượng , phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và những ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. - Trong thời kì này nhiều Đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á như:ở In- đô-nê-xi-a năm 1920; ở Việt Nam, Xiêm, Mã Lai năm 1930. Dưới sự lãnh đạo các Đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra (1926 –1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam. - Phong trào dân chủ tư sản Đông Nam Á cũng có những nét tiến bộ rõ rệt . nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội lớn như Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện. Câu 18: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) - Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ I.- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó. - Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranhxâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. - Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng thỏa hiệp với các nước phát xít làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. - Nhưng với tính toán của mình Đức đã tấn công các nước Châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. - Sau khi tấn công Áo, Tiệp Khắc, ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => CTTGII bùng nổ. Câu 19: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) -Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, Ita-li-a, Nhật Bản. Khối đồng minh ( Liên Xô, Mĩ, Anh) chiến thắng. - Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người ( 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ). - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. Câu 20: Trình bày sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới nửa đâu thế kỉ 20 - Bước vào thế kỉ 20 sau cuộc Cm công nghiệp nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về KHKT.- Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các KH về trái đất đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh. - Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh . Nhờ đó cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ rệt Hạn chế: Sử dụng thành tựu KHKT để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt
  3. - Triều đình chỉ cai quản ở Trung Kì, những mọi việc phải thông qua - Khâm sứ Pháp ở BắcKì thường xuyên kiểm soát những công việv của - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm. + HS nêu được suy nghĩ của mình Câu 4: Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào? - Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương. -tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường , quân Pháp vào đc nơi ở của nhà vua và đưa vua đi đầy sang Châu Phi. -Tuy Hàm Nghi bi bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn đc duy trì và dần qui tụ thành những cuôc khởi nghĩa lớn, có qui mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1889- 1896. Câu 5: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Thời gian tồn tại lâu : 10 năm (1885 – 1895). - Quy mô tổ chức lớn, địa bàn rộng: 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). - Trình độ tổ chức cao, tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. - Người lãnh đạo : văn thân tiêu biểu, tấm gương sáng. - Sức chiến đấu bền bỉ. - Tính chất : ác liệt, chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. - Kết quả : lập nhiều chiến công. Câu 6: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX? Người lãnh đạo chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Nông dân là tầng lớp tham gia đông đảo nhất. Lực lượng của Pháp so với ta có sự chênh lệch lớn. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra rời rạc, không thống nhất và đều thất bại. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt thì phong trào không còn diễn ra sôi nỗi và mạnh mẽ như trước nữa. Phong trào bùng nổ và phát triển sôi nỗi, mạnh mẽ trên cả nước tiêu biểy nhất là Bắc Kì và Trung Kì. Phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao. Có sự hạn chế về giai cấp lãnh đạo. Thực dân Pháp dễ dàng mua chuộc, dụ dỗ. Câu7: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài hơn. Phong trào xuyên suốt từ Bắc – Nam. Phong trào ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ đã trực tiếp làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp. Câu 8: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cần Vương Yên Thế Người Nhiều thủ lĩnh địa phương Các văn nhân, sĩ phu. lãnh đạo linh hoạt. Thời gianKéo dài 10 năm Kéo dài gần 30 năm
  4. + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường hàng Việt Nam. Đánh thuế nặng đối với các mặt hàng của nước khác vào nước ta. Đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuế đối với các mặt hàng của nước Pháp khi vào nước ta. + Giao thông vận tải: Xây dựng các hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân. - Giáo dục: + Bậc Ấu học ở xã, thôn (dạy chữ Hán và Quốc ngữ). + Bậc Tiểu học ở phủ, huyện ( dạy chữ Hán và Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện) + Bậc Trung học ở tỉnh ( dạy chữ Hán và Quốc ngữ và chữ Pháp là bắt buộc). - Về tài chính: Đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thứ thuế cũ đã có từ trước. Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuốc phiện. Ngoài ra chúng còn bắt phụ đắp đường, đào sông, xây cầu, Câu 12: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với kinh tế, xã hội Việt Nam? - Về xã hội: + Xuất hiện nhiều các đô thị; + Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân; + Đời sống của nông dân ngày càng nghèo khổ, không có lối thoát; + Đa số các địa chủ đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, một số các địa chủ nhỏ và vừa vẫn có tinh thần yêu nước. - Về kinh tế: + Tài nhiên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt; + Nông Nghiệp dẫm chân tại chỗ; + Công nghiệp phát triển chậm. → Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp Câu 13: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Giai cấp, Nghề nghiệp Thái độ đối với dân tộc tầng lớp Địa chủ, Cho nông dân thuê Đa số các địa chủ đầu hàng và làm tay sai cho Pháp. phong ruộng đất để cày cấy và Một số các địa chủ nhỏ và vừa vẫn còn có tinh thần kiến thu thuế. yêu nước. Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng, hưởng ứng, tham Làm ruộng và đóng gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân tổ chức, tầng Nông dân thuế cho bọn địa chủ lớp hoặc giai cấp nào đề sướng để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm. Họ là các nhà thầu Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các khoáng, đại lí chủ xí Tư sản cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế nghiệp, chủ xưởng thủ kỉ XX công. Câu 14: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ta do Pháp dựng lên. Từ sơ đồ hãy rút ra nhận xét.