Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

Câu 1. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào 
giữa thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã 
A. duy trì chế độ phong kiến.                                           
B. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.  
C. tiến hành những cải cách tiến bộ.  
D. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.        
Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?  
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.  
B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. 
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.           
D. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
pdf 67 trang Hữu Vượng 30/03/2023 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2017_2018_truong.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

  1. A. Dùng phương pháp bạo lực. B. Dùng phương pháp ôn hòa. C. Dùng phương pháp thương lượng. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị. Câu 4. Theo đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của Anh, thì miền Đông Ấn Độ theo tôn giáo nào? A. Theo đạo Phật. B. Theo đạo Hồi. C. Theo đạo Ấn Độ. D. Theo đạo Thiên chúa. Câu 5. Ngày 16 - 10 - 1905, khắp nơi trên đất nước Ấn Độ vang lên khẩu hiệu gì để chống thực dân Anh? A. “Ấn Độ của người Ấn Độ”. B. "Ấn Độ của người Hồi giáo". C. “Ấn Độ của người Ben-gan". D. "Ấn Độ của người Pa-ki-xtan”. Câu 6. Cao trào đấu tranh 1905-1908 ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Một bộ phận quý tộc mới. D. Một bộ phận giai cấp tư sản. Câu 7. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. B.Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ. C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế. Câu 8. Ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc? A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp phong kiến C. Giai cấp công nhân. D. Binh lính Ấn Độ. Câu 9. Cuối năm 1885, ở Ấn Độ đã diễn ra sự kiện lịch sử nổi bật nào? A. Đảng Quốc dân ra đời. B. Đảng Quốc đại thành lập. C. Đảng Quốc đại dân chủ thành lập. D. Đảng Quốc dân xã hội dân chủ ra đời. Câu 10. Theo đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của Anh, thì miền Tây Ấn Độ theo tôn giáo nào? A. Theo đạo Phật. B. Theo đạo Hồi. C. Theo đạo Ấn Độ. D. Theo đạo Thiên chúa.
  2. Ấn Độ đã A. thức tỉnh ý thức giai cấp của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức. B. thức tỉnh ý thức đấu tranh của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức. C. thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức. D. thức tỉnh ý thức độc lập của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức. Câu 18. Về chính trị, xã hội chính quốc Anh đã nắm quyền cai trị như thế nào? A. Chính sách cai trị gián tiếp. B. Giao quyền cai trị cho người Ấn Độ. C. Nắm quyền cai trị trực tiếp. D. Kết hợp giữa nắm quyền cai trị và thông qua người Ấn Độ. Câu 19. Tháng 6 – 1908, thực dân Anh bắt giam Tilắc và kết án ông 6 năm tù đã đưa tới hệ quả gì? A. Vụ án Tilắc đã thổi bùng lên đợt đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ. B. Vụ án Tilắc đã thổi bùng lên phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. C. Vụ án Tilắc đã mở đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. D. Vụ án Tilắc đã thổi bùng lên tinh thần đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ. Câu 20. Cuối thế kỉ XIX, chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ gây ra hệ quả như thế nào? A. Nhiều người chết đói. B. Nạn đói liên tiếp xảy ra. C. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định. D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Câu 21. Hãy chỉ ra nét khác biệt của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ những năm 1905 - 1908 so với thời gian trước đó. A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo. B. Do giai cấp vô sản lãnh đạo. C. Mang đậm ý thức dân tộc. D. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì độc lập và dân chủ. Câu 22. Nội dung nào dưới đây đánh giá đúng nhất về vai trò của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh? A. Ấn Độ trở thành nơi giao lưu buôn bán lớn nhất của chính quốc. B. Ấn Độ là căn cứ quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của chính quốc. C. Ấn Độ trở thành nơi cung cấp nguyên liệu nhiều nhất cho chính quốc. D. Ấn Độ là nơi cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. Câu 23. Nội dung nào dưới đây đánh giá không đúng vai trò của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh? A. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của chính quốc.
  3. Câu 5. Sơn Đông là địa bàn bùng nổ đầu tiên của A. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. B. cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. C. phong trào Duy Tân ở Trung Quốc. D. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc. Câu 6. Đầu thế kỉ XX, giai cấp nào ra đời và lớn mạnh ở Trung Quốc? A. Tư sản. B. Vô sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 7. Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc phải chấp nhận điều khoản nào? A. Trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến phí. B. Để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. C. Các nước đế quốc được quyền can dự vào công việc đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. D. Trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến phí và để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Câu 8 . Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào? A. Tư sản. B. Vô sản. C. Phong kiến. D. Sĩ phu, văn thân yêu nước. Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc là A. Thái bình Thiên quốc. B. Nghĩa Hoà đoàn. C. phong trào Duy tân. D. cách mạng Tân Hợi. Câu 10. Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào? A. Trung lập. B. Cộng hòa. C. Dân chủ tư sản. D. Quân chủ lập hiến. Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là A. không có vũ khí hiện đại. B. thiếu vũ khí, thiếu sự lãnh đạo thống nhất. C. không có sự đoàn kết của các giai cấp, tầng lớp. D. chính quyền Mãn Thanh liên kết với các nước đế quốc đàn áp.
  4. B. Nghĩa Hoà Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. C. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn đang đóng quân ở Bắc Kinh. D. triều đình phong kiến Mãn Thanh đã đóng cửa các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Câu 19. Nghĩa Hoà Đoàn đã bị liên quân tám nước đế quốc đánh bại là vì A. thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí. B. những người lãnh đạo quá tin tưởng vào sự thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh. C. Nghĩa Hoà Đoàn không chấp nhận sự giúp đỡ của triều đình phong kiến Mãn Thanh. D. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn không có kinh nghiệm chiến đấu. Câu 20. Tính chất của xã hội Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX là A. xã hội thuộc địa. B. xã hội thuộc địa nửa phong kiến. C. nước nửa thuộc địa. D. xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Câu 21. Với điều ước Tân Sửu đã A. thể hiện sự bạc nhược của triều đình Mãn Thanh. B. Biến Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. C. biến Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. tạo điều kiện cho các nước bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc. Câu 22. Khác với các cương lĩnh trước đó, cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội được xây dựng trên cơ sở A. học thuyết chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. B. học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” của Mơn-rô. C. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của Các Mác và Ăng-ghen. D. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông. Câu 23. Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là A. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc, thành lập Trung Hoa dân quốc. B. đánh đổ các thế lực đế quốc, phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. C. lật đổ triều đình Mãn Thanh, đánh đuổi các thế lực đế quốc, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc. D. lật đổ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. Câu 24. Đâu không phải là hạn chế của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội? B. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược. A. chỉ tập trung đánh đổ tập đoàn thống trị phong kiến Mãn Thanh.
  5. C. Pháp. D.Tây Ban Nha. Câu 6. Các nước Đông Nam Á bị thực dân Âu- Mĩ xâm lược không phải do nguyên nhân nào dưới đây? A. Có nguồn tài nguyên phong phú. B. Chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. C. Có nền văn minh lâu đời. D. Có nguồn lao động dồi dào. Câu 7. Hoàn thiện tư liệu sau: Năm , Ra-ma V đã tiến hành theo khuôn mẫu về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới,phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. A. 1893, cải cách, Nhật Bản. B. 1868, cải cách, Phương Tây. C. 1892, hàng loạt cải cách, các nước Phương Tây. D. 1892, hàng loạt cải cách, Nhật Bản. Câu 8. Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Căm-pu- chia ở thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa A. hoàng thân Si-vô-tha. B. A- cha- xoa. C. Pu-côm-bô. D. Com-ma-đam. Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn A. hình thành. B. bước đầu phát triển. C. phát triển thịnh đạt. D. khủng hoảng triền miên. Câu 10. Chính sách nào không nằm trong nội dung cải cách của vua Ra-ma V? A. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị. B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính. C. Ngoại giao mềm dẻo. D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập Câu 1. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng: Sự kiện Thời gian
  6. D. (1) các nước lệ thuộc, (2) Anh và Pháp, (3) hà khắc. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của các nước Châu Phi? A. Là một lục địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Nền văn hóa lâu đời. D. Có sự liên kết với nhau chặt chẽ. Câu 7. Mục đích của Mĩ khi thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” là gì? A. Khống chế khu vực Mĩ la-tinh. B. Đoàn kết các nước Mĩ la-tinh. C. Tạo điều kiện cho các nước Mĩ la-tinh cùng phát triển. D. Tránh sự ảnh hưởng, chi phối của các đế quốc phương Tây. Câu 8. Mục đích của Mĩ khi đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ” là gì? A. Biến Mĩ latinh trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ. B. Đoàn kết các dân tộc Châu Mĩ. C. Hạn chế sự ảnh hưởng từ bên ngoài. D. Tạo đà phát triển cho khu vực châu Mĩ. Mức độ vận dụng (5 câu) Câu 1. Vào cuối thế kỉ XIX, Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do A. Xiêm tiến hành cách mạng tư sản. B. tăng cường khả năng quốc phòng. C. đã tiến hành cải cách duy tân. D. đã đổi mới hoàn toàn đất nước. Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết của hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Si vô tha. B. Khởi nghĩa A cha xoa. C. Khởi nghĩa Pu côm pô. D. Khởi nghĩa Ong kẹo. Câu 3. Nguyên nhân cơ bản nhất thực dân Âu- Mĩ tiến hành xâm lược Đông Nam Á là A. Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, có nguồn tài nguyên phong phú. B. chế độ phong kiến khủng hoảng,có vị trí chiến lược quan trọng.
  7. Câu 5. Vào đầu thế kỉ XIX, sau khi giành độc lập nhân dân Mĩ-la- tinh tiếp tục chống lại chính sách A. xâm lược của Mĩ. B. cấm vận của Mĩ. C. bành trướng của Mĩ. D."cái gậy lớn" của Mĩ. Câu 6. Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây là vì A. có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí chiến lược quan trọng. B. là một lục địa rộng lớn với diện tích 30 triệu km2. C. có nhiều nô lệ da đen. D. luôn luôn trong tình trạng không ổn định. Câu 7. Năm 1821, diễn ra các sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô? A. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra với quy mô lớn. B. Cuộc khởi nghĩa của linh mục Mi-sen Hi-đan-gô bùng nổ. C. Mê-hi- cô tuyên bố thành lập nền cộng hòa. D. Cuộc đấu tranh của nông dân Mê-hi-cô giành thắng lợi. Câu 8. Sự kiện nào đã mở đầu quá trình xâm nhập của các nước thực dân Phương tây vào khu vực Mĩ la- tinh? A. Người Tây Ban Nha bắt đầu đến sinh sống khu vực này. B. Critxtốp- Côlômbo tìm ra châu Mĩ. C. A-me-ri-gô Vec-pu-xi thám hiểu châu Mĩ. D. Ma-gien-lang phát hiện ra eo nhỏ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Câu 9. Trước chính sách của thực dân Phương Tây, thái độ của nhân dân Châu phi như thế nào? A. Không có phản ứng gì. B. Chấp nhận những chính sách hà khắc của thực dân Phương Tây. C. Nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. D. Vùng dậy đấu tranh giành độc lập. Câu 10. Thái độ của nhân dân Mĩ la-tinh trước chính sách của thực dân Phương Tây như thế nào? A. Không có thái độ gì. B. Vùng dậy đấu tranh quyết liệt để giải phóng dân tộc. C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài. D. Chấp nhận các chính sách đó. Câu 1. từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ đối với khu vực Mĩ la-tinh?
  8. C. tính hiếu chiến của các dân tộc. D. biên giới chưa xác định rõ ràng. Câu 7. Thủ đoạn của Pháp trong việc tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của Áp-đe- Ca-đe là gì? A. Tăng cường quân viễn chinh kết hợp với chính sách chia rẽ dân tộc. B. Thương lượng, mua chuộc và đàm phán với Áp- đe- Ca- đe. C. Liên kết với các nước đế quốc khác. D. Ám sát Áp- đe- Ca- đe. Câu 8. Nối các sự kiện sao cho phù hợp 1. Hai-a-ti a. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Mi-sen Hi-đan-gô lãnh đạo (1810- 1816) 2. Mê-hi-cô b. Đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha (1822) 3. Ác-hen-ti-na c. Phong trào đấu tranh của người da đen do Tút-xanh Lu-véc-tuy-a lãnh đạo (179-1803). 4. Bra-xin d. Khởi nghĩa vũ trang (1810-1816) A. 1c, 2a, 3d, 4b. B. 1a, 2b, 3c, 4d. C. 1c, 2b, 3d, 4a. D. 1b, 2a, 3d, 4c. Câu 9. Thắng lợi to lớn các nước Mĩ la-tinh đã giành được trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Châu Âu ở đầu thế kỉ XX là gì? A. Các quốc gia độc lập ở Mĩ la-tinh lần lượt được hình thành. B. Tất cả các nước Mĩ la-tinh đã giành được độc lập. C. Thành lập được “Liên minh cộng hòa các nước Châu Mĩ”. D. Lật đổ hoàn toàn sự cai trị của chủ nghĩa thực dân trên châu Mĩ. Câu 10. Nét nổi bật trong tình hình Cam-pu-chia trước khi Pháp xâm lược là? A. Chế độ phong kiến bước đầu được xác lập. B. Chế độ phong kiến bước vào thời kì cực thịnh C. Chịu ảnh hưởng của Xiêm. D. Bị phụ thuộc vào thực dân Anh về nhiều mặt.
  9. A. đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng. B. đánh bại Nga. C. đánh bại Anh. D. chiếm cả châu Âu. Câu 3. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung binh lực ở A. phía đông của châu Âu. B. phía nam châu Âu. C. bán đảo Ban Căng. D. Phía tây châu Âu. Câu 4. Khi chưa đánh bại quân Pháp, Đức có kế hoạch mới là A. cầm cự với Pháp trên các mặt trận. B. mở cuộc tấn công để tiêu diệt nước Anh. C. tập trung binh lực, cùng Áo – Hung tấn công Nga. D. chuyển hướng tấn công xuống châu Phi. Câu 5. Năm 1916, quân Đức chuyển trọng tâm hoạt đông sang mặt trận A. phía Đông. B. bắc Phi. C. phía tây. D. phía nam. Câu 6. Tìm cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống “Bên cạnh các Đế quốc “già” ( Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các Đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc về vẫn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi” a. thái độ hung hãn B. có hệ thống thuộc địa rộng lớn C. có sức mạnh về quân sự D. có ít thuộc địa. Câu 7. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn, các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào? a. Cấp tiến, Ôn hòa. b. Liên minh, Hiệp Ước. c. Đồng minh, Hiệp Ước. d. Liên minh, Phát xít. Câu 8. Kết thúc giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất, phe Liên minh chuyển sang A. phòng ngự. B. cầm cự
  10. A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Thất bại thuộc về phe liên minh. C. Chiến thắng Véc- đoong. D. Mĩ tham chiến. Câu 6. Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở Châu Âu như thế nào ? A. Hòa hoãn. B. Bình thường. C. Hợp tác cùng phát triển. D. Căng thẳng, đối đầu nhau. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của đế quốc Đức? A. Hung hãn nhất. B. Có tiềm lực kinh tế quân sự. C. Có hệ thống thuộc địa không nhiều D. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn. Câu 8: Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì a. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh. b. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình. c.Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. d.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh. Câu 9. Nội dung nào sau là nguyên nhân quyết định dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Thái tử Áo-Hung bị ám sát. B. Sự phát triển không đều của chủ nhĩa tư bản. C. Hình thành 2 khối quân sự đối lập. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa. Câu 10. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh A. phi nghĩa với cả hai bên tham chiến. B. mang tính chính nghĩa. C. vừa mang tính chính nghĩa vừa mang tính phi nghĩa. D. giải phóng dân tộc đối với các nước thuộc địa. Câu 1. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi. B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô. C. một trật tự thế giới mới được thiết lập.
  11. BÀI 7. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Câu 1. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng với bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là A. Bét-tô-ven B. Mô-da C. Sô-panh D. Trai-cốp- xki Câu 2. Nhà văn là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp là A. Coóc-nây B. La Phông-ten C. Mô-li-e D. Vích-to Huy-gô Câu 3. Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” là A. Lép Tôn-xtôi B. Lô-mô-nô-xốp C. M. Gooc-ki D. Sê-khốp Câu 4. Các tác phẩm của Mô-li-e (1622 – 1673) tác gia nổi tiếng người Pháp thể hiện A. khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người B. tinh thần dân chủ, cách mạng vì sự tiến bộ của loài người. C. tác dụng giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại. D. sự phê phán sâu sắc chế độ phong kiến, ca ngợi con người tư bản. Câu 5. Ở buổi đầu thời cận đại, thành tựu của những lĩnh vực văn hóa nào có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì chế độ phong kiến? A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. B. Văn học, nghệ thuật, tôn giáo. C. Văn học, nghệ thuật, chính trị. D. Văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên. Câu 6. Nhà họa sĩ, đồ họa Hà Lan nổi tiếng về tranh chân dung, tranh phong cảnh là A. Rem-bran B. Van Gốc B. Lê-vi-tan D. Pi-cát-xô Câu 7. Tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn Vích-to Huy gô được đánh giá là một tác phẩm A. đặc biệt xuất sắc B. điển hình của thể loại bi kịch. C. tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán. D. đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Câu 8. Công trình nghệ thuật kiến trúc nào của nước Pháp hoàn thành vào năm 1708 được đánh giá là đặc sắc?
  12. Câu 8. Các tác phẩm của nhà văn Hô-xê Mác-ti có vị trí như thế nào đối với cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba và khu vực Mĩ Latinh? A. Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi. B. Tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược. C. Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân. D. Thúc đẩy long yêu nước, tự hào dân tộc của nhân dân. Câu 9. Các tác phẩm nổi tiếng của Trai-cốp-xki phản ánh về điều gì? A. Nền âm nhạc hiện thực thế giới. B. Tinh thần nhân đạo cao cả. C. Tinh thần dân chủ cách mạng. D. Lòng yêu nước, yêu hòa bình. Câu 10. Hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là A. giai cấp tư sản lên cầm quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa. B. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. C. giai cấp tư sản trở nên phản động, đàn áp quần chúng nhân dân. D. chủ nghĩa tư bản khai thác bóc lột tàn bạo với thuộc địa. Câu 1. Vai trò của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại là A. tấn công vào thành trì chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng tư sản B. phê phán, lên án sự thối nát của chế độ phong kiến, ca ngợi chủ nghĩa tư bản. C. phê phán lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, ca ngợi chế độ xã hội chủ nghĩa. D. lên án sự bóc lột, bất công trong xã hội tư bản, mơ ước xây dựng xã hội tương lai. Câu 2. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các nhà văn, nhà thơ đã phản ánh về điều gì trong các tác phẩm của mình? A. Hiện thực xã hội. B. Sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản. C. Sự thất bại của chế độ phong kiến trên thế giới. D. Tình cảnh bị áp bức, bóc lột và khốn khổ của người lao động. Câu 3. Coóc-nây có vai trò như thế nào đối với văn hóa Pháp? A. Đặt nền móng cho nền bi kịch cổ điển Pháp. B. Mở đầu cho nền văn học mới. C. Đặt nền móng cho thơ ca Pháp. D. Mở đầu cho phong trào Thơ mới.
  13. C. cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa. D. công cuộc thống nhất đất nước. Câu 5. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới đầu tiên trên thế giới là A. Cách mạng Nga (1905 – 1907). B. Công xã Pa-ri (1870 – 1871) C. Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga. D. Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Câu 6. Sự kiện nào được xem là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới? A. Công xã Pa-ri. B. Cách mạng Hà Lan. C. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 7. Lãnh đạo các cuộc cải cách ở Xiêm và Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX là A. Quý tộc tư sản hóa B. Quý tộc mới. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản. Câu 8. Nguyên nhân phong trào công nhân từng bước đi đến thắng lợi là do A. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. B. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng. C. rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ Công xã Pa-ri. D. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 9. Đối tượng của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa là A. đế quốc và phong kiến tay sai. B. chủ nghĩa thực dân, đế quốc. C. thế lực phong kiến tay sai. D. tầng lớp tư sản mại bản Câu 10. Thể chế chính trị của Xiêm và Nhật Bản được thành lập sau các cuộc cải cách là A. quân chủ lập hiến B. Cộng hòa C. Cộng hòa liên bang. D. Quân chủ chuyên chế. Câu 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là do