Đề cương ôn tập môn GDCD Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
Câu 31: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của
A. Toàn dân B. Cán bộ nhà nước.
C. Lực lượng vũ trang nhân dân D. Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu 32: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?
A. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
D. Du lịch khám phá nền văn hoá củanước khác
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn GDCD Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_gdcd_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn GDCD Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
- Câu 33: Người sống có đạo đức được biểu hiện như thế nào? A. Chỉ giúp đỡ những người thân thiết với mình. B. Sống có tình nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người. C. Không làm hại cũng không giúp đỡ ai để tránh phiền phức D. Không nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng không bao giờ giúp đỡ ai. Câu 34: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp A. Giáo dục, thuyết phục, răn đe B. Giáo dục, nhắc nhở, răn đe. C. Giáo dục, nhắc nhở, lên án D. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chẽ. Câu 35: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là? A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng. B. Được mọi người yêu quý, kính trọng C. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người D. Cả A,B,C. Câu 36: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là? A. Tuân theo pháp luật B. Sống có đạo đức. C. Sống có văn hóa D. Sống có trách nhiệm. Câu 37: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức? A. Nói tục, chửi bậy B. Vứt rác đúng nơi quy định C. Nhường nhịn các em nhỏ D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 38: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là? A. Sống có đạo đức B. Sống có kỉ luật. C. Sống có trách nhiệm D. Sống có văn hóa. Câu 39: Tuân theo pháp luật là A. Can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yêu thế. B. Không làm bắt cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật. C. Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. D. Dùng vũ lực đề giải quyết các mẫu thuẫn trong xã hội. Câu 40: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức? A. Nói dối bố mẹ. D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu. B. Không nhường nhịn các em nhỏ C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Hôn nhân là gì? Công dân và học sinh có trách nhiệm gì trong hôn nhân? - Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật công nhận. - Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân.
- Câu 6: Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? - Quyền lao động của công dân: Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm việc làm, chọn nghề, nơi làm việc có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho mình và gia đình. - Nghĩa vụ lao động của công dân: Mọi người có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. Câu 7: Vi phạm pháp luật là gì? Có mấy loại vi phạm pháp luật? kể tên các loại vi phạm pháp luật? - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật; có lỗi; do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện; Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Có 4 loại vi phạm pháp luật: + Vi phạm pháp luật hình sự. + Vi phạm pháp luật dân sự. + Vi phạm pháp luật hành chính + Vi phạm kỉ luật Câu 9: Em hãy trình bày các loại vi phạm pháp luật? Mỗi loại cho 1 ví dụ? - Vi phạm kỉ luật: là những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan , xí nghiệp, trường học - Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự. - Vi phạm pháp luật hành chính: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm. - Vi phạm pháp luật dân sự: Hành vi trái PL, xâm hại đến các quan hệ tài sản (Quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản ), và quan hệ PL dân sự khác được PL bảo vệ. Câu 10: Công dân và học sinh cần làm gì để không vi phạm pháp luật? - Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp và pháp luật - Đấu tranh với những hành vi vi phạm phap luật - Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội - Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt pháp luật. Câu 11: Bảo vệ Tổ Quốc bao gồm những nội dung nào ? Hãy nêu những việc làm em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc? Các nội dung bảo vệ tổ quốc: - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân - Thực hiện nghĩa vụ quân sự - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội * Các việc làm: