Đề cương ôn tập kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn Lớp 6

A. PHẦN VĂN BẢN: 

          I. TRUYỆN DÂN GIAN:

             1. Một số khái niệm truyện dân gian :

  a. Truyền thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời qua khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và các nhân vật lịch sử

Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giầy, thánh gióng, sơn tinh, thủy tinh, sự tích hồ gươm

 b. Truyện cổ tích :loại truyện dân gian kể về các nhân vật quen thuộc

 - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, con riêng, em út…

 - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

 - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

 - Nhân vật là động vật.

Thạch sanh, em bé thông minh, cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng…

doc 10 trang Hữu Vượng 28/03/2023 10400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kien_thuc_trong_tam_mon_ngu_van_lop_6.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn Lớp 6

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 6 *Có yếu tố gây *Xây dựng tình huống cực *Tạo tiếng cười hài hước, vui cười (người chủ đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) vẻ, phê phán những người Treo nghe và bỏ và cách giải quyết một chiều thiếu chủ kiến khi hành động Truyện biển ngay, cuối cùng không suy nghĩ, đắn đo của và nêu lên bài học về sự cần cười cất nốt cái biển). chủ nhà hàng. thiết phải tiếp thu ý kiến có -Sử dụng những yếu tố gây chọn lọc. cười. -Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hàng cất nốt cái biển. *Có yếu tố gây *Tạo tình huống gây cười *Chế giễu, phê phán những Lợn cười (cách hỏi, -Miêu tả điệu bộ, hành động, người có tính hay khoe của- cưới, cách trả lời và ngôn ngữ khoe rất lố bịch của một tính xấu khá phổ biến áo mới điệu bộ khoe hai nhân vật. trong xã hội. của lố bịch). -Sử dụng biện pháp nghệ ĐỌC thuật phóng đại. THÊM 3. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết với cổ tích; giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười: a. So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích: * Giống nhau: - Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo. - Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính * Khác nhau: - Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể . - Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội. b. So sánh ngụ ngôn với truyện cười: * Giống nhau: - Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. * Khác nhau: - Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống . - Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. B.PHẦN TIẾNG VIỆT: I. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt: 1.Từ là gì? -Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, VD: Bàn, ghế, tủ, sách - Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên, từ phức gồm có: NH: 2019- 2020 - 5 -
  2. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 6 Ví dụ: Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm;Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí học từ có một nghĩa); chân, mắt, mũi từ có nhiều nghĩa) 2. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút ), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê, ), mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na ),đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông, ) V. Lỗi dùng từ: 1- Các lỗi dùng từ: + Lỗi lặp từ. Ví dụ: (1) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. (2) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.(từ gạch chân là từ lặp nên loại bỏ để viết lại cho đúng) =>Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến. + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Ví dụ: (1) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. (2) Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. (3) Tiếng Việt có khả năng tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. (4) Có một số bạn còn bàng quang với lớp. (5) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm đau không đi bệnh mà ở nhà cúng bái, Những từ gạch chân là từ lặp, nên thay bằng các từ sau: (1)tham quan, (2)mấp máy, (3)sinh động, (4)bàng quan,(5) hủ tục. + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Ví dụ: (1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. (2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng. (3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân. (4) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện. (5) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc. Sử lại bằng những từ sau : (1) điểm yếu hoặc nhược điểm,(2) bầu hoặc chọn, (3)chứng kiến, (4) thành khẩn và nguỵ biện, (5) tinh tuý IV. Từ loại và cụm từ. 1.Danh từ: a.Danh tõ lµ g×? : Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm b.Đặc điểm ngữ pháp của danh từ: NH: 2019- 2020 - 7 -
  3. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 6 3.Số từ và lượng từ: * Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. -Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (ví dụ: hai con gà, ba học sinh ). -Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (ví dụ: Canh bốn canh năm vừa chợp mắt; Tôi // là con thứ nhất.) Lưu ý: phân biệt số từ với danh từ đơn vị (số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ, trong khi đó danh từ đơn vị có thể trực tiết kết hợp được với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau) Ví dụ: không thể nói: một đôi con trâu, mà có thế nói là:một đôi gà kia. * Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Lượng từ được chia thành hai nhóm: + Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, tất thảy, cả, + Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, mỗi, mọi, từng, các, *Phân biệt số từ và lượng từ: - Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì ) - Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: Những, mấy, tất cả, dăm, vài ) 4. Chỉ từ: * Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian. * Hoạt động của chỉ từ trong câu: + Làm phụ ngữ S2 ở sau trung tâm cụm danh từ (theo dõi chỉ từ “kia” ở mô hình cụm danh từ trên) + Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. Ví dụ: Chỉ từ (đó) làm chủ ngữ và định vị sự vật trong không gian (Đó // là quê hương của tôi.) C V Ví dụ: Chỉ từ (ấy) làm trạng ngữ và định sự vật trong thời gian (Năm ấy, tôi// vừa tròn ba tuổi.) TN C V 5. Động từ: - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ để tạo thành cụm động từ. - Chức vụ ngữ pháp của động từ: + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ. + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy . -Động từ chia làm hai loại: +Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm) +Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đững, nằm, hát ) và động từ trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận , vỡ, gãy, nát ) C. PHẦN TẬP LÀM VĂN: a. Kể theo cốt truyện có sẵn : - Đề 1 : kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em. NH: 2019- 2020 - 9 -