Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Hóa học Khối 8 - Năm học 2016-2017 - Trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức
I.TÍNH CHẤT CỦA OXI:
1. Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
2. Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
Ví dụ:
II. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI:
1. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa
2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ:
3.Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_khoi_8_nam_hoc_2016_201.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Hóa học Khối 8 - Năm học 2016-2017 - Trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức
- 1.Xác định phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: Fe3O4;K2SO4. 2.Hợp chất X có thành phần các nguyên tố: 43,3%Na ;11,3%C và 45,3%O.Xác định CTPT của X,biết phân tử khối bằng 106. 3. Khối lượng mol của 1 oxit kim loại là 160gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Xác định công thức hóa học của oxit ? 4. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5 : 4. 5. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó? DẠNG 4: TÍNH THEO PTHH 1. Cho 8,1 g Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl a) Hoàn thành phương trình hoá học. b) Tính thể tích khí hiđro tạo thành (ở đktc) c) Tính khối lượng AlCl3 tạo thành. (Biết Al = 27, H = 1, O = 16, Cl = 35,5). 2.Cho 9,2g Na vào nước dư thì thu được dung dịch NaOH và khí H2. Tính thể tích khí H2 (đktc) thoát ra và khối lượng NaOH tạo thành ? 3. Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl. 1. Viết phương trình hoá học 2. Tính thể tích khí hidro sinh ra (đktc) 3. Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử 12 gam bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư bao nhiêu gam ? ( Zn = 65 ; Cl = 35,5 ; Cu = 64 ; O = 16 ; H= 1 ) 4. Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch có chứa 18,25 gam HCl. a) Tính xem chất nào còn dư sau phản ứng và khối lượng dư là bao nhiêu ? b) Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng. c) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. (Cho Zn = 65; H = 1; O = 16; Cl = 35,5) 5. Cho 19,5g kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Hãy cho biết : a. Tính thể tích khí H2 (đktc) thu được b. Nếu dùng thể tích khí H2 trên để khử 19,2g sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt ? DẠNG 5:BÀI TẬP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH 1. Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a/ 500ml dung dịch KNO3 2M b/ 250ml dung dịch CaCl2 0,1M 2. Tính nồng độ % của những dung dịch sau : a. 20g KCl trong 600g dung dịch c. Hòa tan 15g NaCl vào 45g nước 3. Cho 5,6 g sắt vào 100 ml dung dịch HCl 1M . Hãy: a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc? b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu? c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng? 4. Cho a gam kim loại Kẽm vào 400 ml dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí Hiđro ( ở đktc). a) Viết phương trình hoá học xảy ra. b) Tính a. c) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã tham gia phản ứng. DẠNG 6:XÁC ĐỊNH CTHH DỰA VÀO PTHH 5