Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
Câu 12: Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hắc-Măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào?
A. Bắc Kì.
B. Trung Kì.
C. Ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tĩnh.
D. Nam Kì.
Câu 13: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp,
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 14: Năm 1882, trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
A. Cho quân tiếp viện.
B. Cầu cứu nhà Thanh.
C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2019_202.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
- A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng. B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản. C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó. D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến. Câu 34: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình? A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh (đuổi thực dân Pháp). B. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường, C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 35: Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân? A. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng B. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. D. Lê Đại, Vũ Hoàng. Câu 36: Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập? A. Nước Pháp. B. Nước Nga. C. Nước Nhật. D. Nước Mỹ. Câu 37: Sắp xếp theo trình tự thời gian về phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1918: 1. Đông Kinh Nghĩa Thục. 2. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành. 3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì. 4. Phong trào Đông Du. a. 1,2,4,3 b. 2,1,3,4 c. 3,1,2,4 d. 4,1,3,2 Câu 38: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? A. Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô nặng. D. Lập trang trại. Câu 39: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? A. Sản xuất xi mãng và gạch ngói. B. Khai thác than và kim loại. C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước. Câu 40: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc. Đó là những bậc nào? A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học. C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. 5
- PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: Em cho biết nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất 15-3-1874. - Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp với điều kiện Pháp rút khỏi Bắc Kì. - Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp. - Nền ngoại giao Việt Nam thuộc đường lối đối ngoại của Pháp, Câu 2:Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? - Triều đình Huế quá đề cao cũng như lo sợ thực dân Pháp. Triều đình không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp. - Triều đình Huế muốn hoà với Pháp nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp mình. - Triều đình Huế ảo tưởng vào những lời đường mật của thực dân Pháp, đó là dựa vào con đường thương lượng để giành lại những vùng đất đã mất. Câu 3: Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào? - Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp, được thể hiện họ nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Câu 4: Bảng thống kê nội dung chủ yếu của các hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 : Tên hiệp ước Thời gian Nội dung chủ yếu kí kết Hiệp ước - Nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Nhâm Tuất 5 - 6 - 1862 Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn, Hiệp ước - Pháp rút quân khỏi Bắc Kì. Giáp Tuất 15 - 3 - 1874 - Triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Hiệp ước - Triều đình thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Hác - măng 25 - 8 – 1883 Bắc Kì và Trung Kì, Hiệp ước - Căn bản giống Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa Pa-tơ-nốt 6 - 6 - 1884 đổi địa giớ Trung Kì - Việt Nam từ nước phong kiến độc lập đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Câu 5: Chứng minh: từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp. - Ngày 1 - 9 - 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở Sơn Trà - Đà Nẵng. - Thất bại ở Đà Nẳng, tháng 2- 1859 Pháp kéo quân vào đánh Gia Định. 7
- - Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần vương. b. Sự phát triển của phong trào Cần vương: Diễn biến phong trào Cần vương có thể chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (1885 - 1888): phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. - Giai đoạn 2 (1888 - 1896): Phong trào qui tụ trong những cuộc khởi lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì. Câu 9 . Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) : a. Lãnh đạo : Phan Đình Phùng; Cao Thắng b. Địa bàn: Huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) c. Diễn biến : - Giai đoạn 1 (1885 1888) : Nghĩa quân xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí - Giai đoạn 2 (1888 1895) : Khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt. Dựa vào vùng rùng núi hiểm trở tiến công địch, chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch. - Thực dân Pháp tập trung binh lực bao vây cô lập nghĩa quân và tấn công căn cứ Ngàn Trươi. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh, khởi nghĩa dần tan rã. Câu 10: Tại sao nói: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? - Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì đây là cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. Câu 11: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả khởi nghĩa Yên Thế: a. Nguyên nhân: - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân vô cùng đói khổ phải phiêu tán một số lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy khi có điều kiện. - Khi Pháp tiến hành chính sách bình định, Yên Thế cũng là mục tiêu của chính sách đó, Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế buộc phải đứng dậy đấu tranh. b. Diễn biến: - Giai đoạn 1884- 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. - Giai đoạn 1893- 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. - Giai đoạn 1909- 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mịn Ngày 10/2/1913 Đề Thấm bị sát hại. Phong trào tan rã. Câu 12: Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải. - Nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. 9
- Kết luận: Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam. Bước đầu hoạt động của Người đã mở ra chân trời mới cho cách mạng nước ta. HẾT 11