Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 7: Để cứu nguy cho chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì?

A. Thay Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến.           

B. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn.

C. Đóng giả Lê lợi và hy sinh thay chủ tướng.       

D. Tìm cách giảng hòa với quân Minh.

Câu 8: Cuối năm 1427, vì sao Vương Thông lại xin hòa?

A. Quân Minh liên tiếp thua trận.

B. Quân ta tổ chức tấn công lớn vào thành Đông Quan.

C. Nghe tin hai đạo viện binh bị tiêu diệt hoàn toàn.

D. Kéo dài thời gian, đợi viện binh.

Câu 9: Vì sao đạo quân của Mộc Thạnh tự động rút lui?

A. Biết Liễu Thăng đã bại trận.                      B. Bị ta tấn công mạnh.

C. Bị ta mai phục.                                          D. Thiếu lương thực trầm trọng.

doc 10 trang Thủy Chinh 30/12/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. B. Nguyễn Trãi. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Lợi. Câu 37: Chữ quốc ngữ ra đời vào thời gian nào? A. Thế kỉ XV B. Thế kỉ XVI C. Thế kỉ XVII D. Thế kỉ XVIII Câu 38: Người thầy thuốc có uy tín lớn ở nước ta thế kỉ XIII là A. Lê Quý Đôn. B. Phan Huy Chú. C. Lê Quang Định. D. Lê Hữu Trác. Câu 39: Tại sao chúa Trịnh và chúa Nguyễn ngăn cấm việc truyền đạo Thiên chúa? A. Đạo Phật và đạo Thiên Chúa hay gây chiến lẫn nhau. B. Đạo Thiên Chúa chống lại chúa Trịnh và chúa Nguyễn. C. Đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách trị dân của chúa Trịnh và chúa Nguyễn. D. Những người tuyên truyền đạo đều là tay sai cho Pháp. Câu 40: Dưới thời Nguyễn Ánh (hiệu Gia Long), tên nước ta là gì? A. Đại Việt B. Đại Nam C. Việt Nam. D. Nam Việt. II – PHẦN TỰ LUẬN 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? 2. Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của khởi nghĩa Lam Sơn. 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn. 4. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ như thế nào? 5. Tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào? 6. Luật pháp thời Lê Sơ như thế nào? 7. Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ như thế nào? 8. Văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ phát triển như thế nào? 9. Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII có sự khác nhau như thế nào? 10. Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo nào? Hãy nêu ngắn gọn tình hình các tôn giáo đó. 11. Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. 12. Lập bảng niên biểu những hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. 13. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? 14. Nêu một số thành tựu khoa học – kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. 15. Những thành tựu khoa học – kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì? Hết 5
  2. - Ngày l0 - 12 - l427, Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảng vội xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước. - Ngày 3 - l - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn. - Nguyên nhân : + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lai độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lương vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trải. - Ý nghĩa lịch sử : + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ. Câu 4: Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ như thế nào? Tổ chức bộ máy chính quyền Trình bày được về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ : - Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lái quốc hiệu Đại Việt. - Tổ chức bộ máy chính quyền : đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắng mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. - Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có mặt số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần). - Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo ; từ thời Thánh Tông, được chia lai thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã. Câu 5: Tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào? Tổ chức quân đội Biết được về tổ chức quân đội thời Lê sơ : - Quân đội được tổ chức theo chế độ ''ngụ binh ư nông''. Quân đội có hai bộ phận chính : quân triều đình và quân địa phương ; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh, vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo. - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu. Câu 6: Luật pháp thời Lê Sơ như thế nào? Luật pháp Trình bày được nét nổi bật về luật pháp thời Lê : - Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gợi là luật Hồng Đức). 7
  3. + Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. + Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi. + Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước. + Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. + Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo. Câu 11: Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. - Nguyên nhân bùng nổ : + Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng ''quốc phó'', khét tiếng tham nhũng. + Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. + Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng dâng cao. + Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển. Câu 12: Lập bảng niên biểu những hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. Thời gian Sự kiện chính 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lập căn cứ Tây Sơn. 1777 Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. 1785 Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm Giữa 1876 Nguyễn Huệ ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, giao chính quyền cho vua Lê, rút về Nam. 1878 Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 (tiêu diệt Nhậm), thu phục Bắc Hà. 1879 Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh. Câu 13: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : - Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn : + Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt. + Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm l806, lên ngôi Hoàng đế. 9