Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
Câu 16: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?
A. Các công ti tư bản nước ngoài. B. Các đại điền chủ.
C. Các hộ nông dân. D. Các hợp tác xã.
Câu 17: Cây trồng chủ yêu của Cu Ba là:
A. mía. B. cà phê.
C. bông. D. dừa.
Câu18: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?
A. Cà phê. B. Bông.
C. Mía. D. Lương thực.
Câu 19: Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm nào?
A. Năm 1990. B. Năm 1991.
C. Năm 1995. D. Năm 2000.
Câu 20: Mục đích chính thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua là:
A. cạnh tranh với các nước Bắc Mĩ.
B. thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
C. cạnh tranh thị trường với các nước châu ÂU.
D. tạo thị trường rộng lớn giữa các nước thành viên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lương Nghĩa
- - Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi. - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat. Câu 3: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ? -Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp được thế mạnh của 3 nước tạo nên thị trường chung rộng lớn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. -Hoa Kỳ va Canada có nền kinh tế phát triển, Mê Hi Cô có nguồn lao dộng dồi dào, giá rẻ. Câu 4: Khái quát tự nhiên: Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng- ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti - Eo đất Trung Mĩ :các dãy núi chạy dọc eo đất có nhiều núi lửa. - Quần đảo Ăng –ti : là một vòng cung đảo b. Khu vực Nam Mĩ: Lục địa Nam mĩ : + Phía Tây là miền núi trẻ An-đét + Ở giữa đồng băng + Phía Đông là cao nguyên Câu 5: So sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ với đặc điểm địa hình Nam Mĩ? + Điểm giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính phân bố như nhau từ tây sang đông, núi trẻ, đồng bằng núi già và cao nguyên. + Điểm khác nhau: ở Bắc Mĩ hệ thống núi Coóc đie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống Anđét cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với hệ thống Coócđie ở Bắc Mĩ. Câu 6: Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon? -Rừng Amazon ở Nam Mĩ có diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ, bao phủ bởi rừng nhiệt đới, mạng lưới sông ngòi rộng lớn, dày đặc, nhiều khoáng sản. -Đây không chỉ là lá phổi của thế giới, vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Do đó bảo vệ môi trường được đặt ra là cần thiết. Câu 7: Sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người trên Trái Đất? Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở Nam cực. Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.
- Câu 13:Môi trường ôn đới hải dương -Phân bố: các nước ven biển Tây Âu. -Đặc điểm khí hậu: +Nhiệt độ trên 00C, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. +Mưa quanh năm khoảng 800 -1000mm/năm -Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng -Thực vật: chủ yếu là rừng lá rộng phát triển. Câu 14:Môi trường ôn đới lục địa -Phân bố: ở khu vực Đông Âu. -Đặc điểm khí hậu: +Có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi. +Mưa chủ yếu vào mùa hạ. -Sông ngòi: Sông nhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng. -Thực vật: thay đổi từ Bắc xuống Nam. Rừng (lá kim), thảo nguyên chiếm ưu thế. Câu 15: Sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở Châu Âu. -Chủng tộc: Phần lớn dân cư thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-ít. -Tôn giáo: Chủ yếu theo đạo Cơ Đốc giáo (đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành) và đạo Chính Thống. Một số vùng còn theo đạo Hồi. -Các nhóm ngôn ngữ chính: +Giecman: Đức, Hà Lan, Bỉ, +Latinh: Italia, Pháp, +Xlavơ: Liên bang Nga, Ba Lan,