Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

15. Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp

A. Da           B. Vỏ đá vôi                C. Cuticun                D. Vỏ kitin

16. Số đôi chân bò ở cơ thể tôm sônglà:

A. 3 đôi                B. 5 đôi                  C. 4 đôi               D. 6 đôi

17. Số đôi càng (kìm) bắt mồi ở cơ thể tôm sônglà:

A.1 đôi           B. 2 đôi                 C. 3 đôi                  D. 4 đôi

18. Số đôi chân bò ở nhệnlà:

A. 4 đôi            B. 2 đôi                C. 3 đôi                 D. 5 đôi

doc 10 trang Thủy Chinh 30/12/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. 36. Các giác quan quan trọng ở cá là A. Đuôi và cơ quanđườngbên B. Mắt và hai đôirâu C. Mắt, mũi và cơ quanđườngbên D. Mắt và hai đôi râu và cơ quan đườngbên 37. Thức ăn của châu chấu là A. Côn trùng nhỏ. B. xác động thực vật. C. Chồi và lá cây. D. mùn hữu cơ. 38. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước? A. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy. B. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy. C. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi. D. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa. 39. Lớp sâu bọ có tập tính chăn nuôi động vật khác? A. Kiến B. ong mật C. Nhện D. Ve sầu 40. Lớp sâu bọ truyền bệnh cho người? A. Kiến, ong B. Ruồi, muỗi C. chuồn chuồn, muỗi D. Ruồi , kiến II/ Tự luận ( 15 Câu) 1. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi? Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ. Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía). Bắt mồi nhờ hình thành chân giả. Tiêu hóa nội bào. 2. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người? Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh đểlan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời. Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người: + Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu. + Gan to, lách to . + Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh. + Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.
  2. Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển luồn lách trong môi trường kí sinh. Cơ quan sinh dục phát triển: lưỡng tính. Cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng. Phần lớn có cấu tạo dạng ống phân nhánh chằng chịt Cơ quan tiêu hóa phát triển. 7. Đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đũa? Cấu tạo ngoài: + Hình trụ dài 25 cm + Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người. Cấu tạo trong: + Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển + Chưa có khoang cơ thể chính thức + Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng hậu môn + Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc. 8. Sơ đồ vòng đời của giun đũa? Giun đũa Trứng (ruột người) Máu, gan, Ấu trùng Tim, phổi trong trứng Ruột non Thức ăn (ấu trùng chui ra) 9. Giải thích vòng đời của giun kim: Giun gây cho trẻ em phiền toái nào?Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời. Gây cho trẻ em ngứa ngáy về đêm. Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn của trẻ vì ở đó thoáng khí. Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãi và do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng vào miệng tạo cho vòng đời của giun được khép kín. 10. Hình dạng cấu tạo của trai? Vỏ trai
  3. + Có hại cho giao thông đường thủy + Có hại cho nghề cá + Truyền bệnh giun sán 13. Đặc điểm cấu tạo và tập tính của nhện? a) Đặc điểm cấu tạo. - Cơ thể gồm 2 phần: + Đầu ngực: Đôi kìm có tuyến độc→ bắt mồi và tự vệ Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→Cảm giác về khứu giác 4 đôi chân bò→ Di chuyển chăng lưới + Bụng: Đôi khe thở→ hô hấp Một lỗ sinh dục→ sinh sản Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện b) Tập tính * Chăng lưới * Bắt mồi Kết luận: - Chăng lưới săn bắt mồi sống - Hoạt động chủ yếu vào ban đêm. 14. Cấu tạo trong của châu chấu? - Hệ tiêu hóa: Miệng hầu diều dạ dày ruột tịt ruột sau trực tràng hậu môn - Hệ bài tiết: là hệ thống ống bài tiết đổ vào ruột sau - Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng - Hệ hô hấp: Là hệ thống ống khí - Hệ TK: dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển 15. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ? 1. Đặc điểm chung - Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng - Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh - Hô hấp bằng ống khí 2. Vai trò thực tiễn