Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 23. Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều

A. muối đạm và muối lân.               B. muối đạm và muối kali.

C. muối lân và muối kali.                D. muối đạm, muối lân và muối kali.

Câu 24. Cây nào dưới đây không có rễ thở ?

A. Bần                       B. Bụt mọc                C. Cây dừa cạn                     D. Mắm

Câu 25. Nhóm nào dưới đây gồm những cây có rễ giác mút ?

A. Tầm gửi, tơ hồng                                   B. Mồng tơi, kinh giới

C. Trầu không, mã đề                                  D. Mía, dong ta

Câu 26. Loại rễ biến dạng nào có vai trò giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao ?

A. Giác mút              B. Rễ củ                     C. Rễ thở       D. Rễ móc

doc 6 trang Thủy Chinh 30/12/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người. Đó là nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học. Câu 3 Thực vật sống được những nơi nào trên trái đất? Đặc điểm chung của thực vật là gì? Trả lời: - Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Chúng rất đa dạng và thích nghi với môi trường sống ( Vùng nóng, vùng lạnh, nhiệt đới, sa mạc, dưới nước ) - Đặc điểm chung của thực vật. + Thực vật có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản. + Không có khả năng di chuyển. + Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài. Câu 4. Tế bào thực vật có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Trả lời: - Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau: TB nhiều cạnh như vãy hành, hình trứng như quả cà chua, tế bào hình sợi Cấu tạo tế bào gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, Chất tế bào, Nhân. Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào. Câu 5 Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia? Tế bào phân chia như thế nào?. Trả lời: - Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. - Quá trình phân chia tế bào: + Tế bào được sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào. + Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Câu 6. Trình bày đặc điểm của cây rễ cọc và rễ chùm? Mỗi loại cho ví dụ ít nhất 2 cây. Trả lời: - Rễ cọc: có một rễ cái to khỏe, đâm xâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ bé hơn nữa, ví dụ: cây bưởi, cây cà , cây ớt - Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm, ví dụ: Cây dừa, lúa , ngô Câu 7. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây? Theo em ở những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng? - Trả lời: - Nhu cầu nước của cây: Tất cả các cây đều cần nước, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc từng loại cây, giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. - Nhu cầu muối khoáng của cây: Cây cần nhiều những loại muối khoáng là: đạm, lân, kali. Nhu cầu các muối trên không giống nhau: ở các giai đoạn sống, loại cây khác nhau, rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng hòa tan trong nước. - Giai đoạn cây đâm chồi, ra hoa, tạo quả cây cần nhiều nước và muối khoáng. Câu 8. Cơ thể thực vật có hoa gồm mấy loại cơ quan? Nêu rõ loại cơ quan đó? Trả lời: Gồm 2 loại cơ quan + Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng. + Cơ quan sinh sản gồm: Hoa, quả, hạt có chức năng duy trì và phát triễn giống nòi. Câu 9. Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có loại thân đó? Trả lời: Có 3 loại thân: - Thân đứng: + Thân gỗ: cứng, cao, có cành + Thân cột: cứng, cao, không cành. + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. - Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn, 5