Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa
Câu 20: Nhà Lý chia nước ta ra bao nhiêu lộ, phủ ?
A.24 lộ, phủ. B. 22 lộ, phủ. C. 40 lộ, phủ. D.42 lộ phủ.
Câu 21: Nhiệm vụ của cấm quân là gì ?
A.Bảo vệ triều đình và hoàng tộc.
B.Bảo vệ vua và kinh thành.
C.Bảo vệ vua, hoàng hậu, thái tử và tể tướng.
D.Bảo vệ vua, thái tử, công chúa và các quan đại thần.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2020_2021.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Nghĩa
- 5 II/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào? Đáp án: - Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô-Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt - Trên lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã : + Chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. + Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như : công tước, hầu tước - Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới : + Lãnh chúa phong kiến : là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có. + Nông nô : là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa. - Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành. Câu 2: Nêu nguyên nhân, kể tên những cuộc phát phát kiến địa lí tiêu biểu và ý nghĩa của phát kiến địa lí. - Nguyên nhân : đo nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu - Những cuộc phát kiến lớn : Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như : + B. Đi.a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; + Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; + C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; + Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (15l9 - l522). - Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí : thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng ló cho giai cấp tư sản châu Âu. Câu 3. Nêu chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường, Tại sao nói nhà Đường là thời thịnh nhất của trung Quốc. Đối nội: Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn ; cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Thi hành biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển. Chính sách đối ngoại : phong kiến Trung Quốc tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược. Có nhiều chính sách hợp với lòng dân. Câu 4. Nêu các thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kĩ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến? - Tư tưởng : Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. - Văn lọc : thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ Đến thời Minh - Thanh xuất hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị : Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, - Sử học : có các bộ Sử kí (của Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh sử
- 7 * Ở địa phương 24 Lộ, phủ (Tri phủ) Huyện Hương, Xã - Nhận xét: Bộ máy nhà nước chặt chẽ và tiến bộ hơn so với thời tiền Lê . Câu 8: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt năm 1076 – 1077 ? - Diễn biến + Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi. + Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. - Kết quả: + Mười phần chết còn năm sáu phần. + Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị ''giảng hoà'', quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước - Ý nghĩa cuộc kháng chiến : Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững. Câu 9: Nêu các thành tựu văn hóa, giáo dục thời lý ? *Giáo dục - Năm l070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, - Năm l076, mở Quốc tử giám. - Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Việc xây dựng Văn miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. *Văn hóa - Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông - Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian ; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, thượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý. Câu 10. Nhà Trần được thành lập như thế nào ,quân đội được tổ chức ra sao? *Nhà Trần thành lập. - Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đoạ. - Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, dân li tán. - Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- 9 + Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. + Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân ) + Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. Câu 13: Sau chiến tranh nhà Trần phục hồi kinh tê như thế nào? + Nông nghiệp : công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc. + Thủ công nghiệp : Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển + Thương nghiệp: Việc trao đổi với các thương nhân trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Nhiều chợ được mở rộng như Vân Đồn, Thăng Long Câu 14: Nhà Hồ có những cải cách gì ? Nêu các tác dụng của các cải các đó? - Những cải cách của Hồ Quý Ly : + Về chính trị : Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình. + Về kinh tế, tài chính : Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng; ban hành chính sách “hạn điền”, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. + Về xã hội : ban hành chính sách “hạn nô” ; năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân + Về văn hoá, giáo dục : bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục; cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học. + Về quân sự : thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. - Ý nghĩa, tác dụng và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly : + Ý nghĩa, tác dụng : Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần. Tăng cường nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hoá - giáo dục có nhiều tiến bộ. + Hạn chế : Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân Câu 15: Thời Trần ban hành bộ luật gì? Nội dung của bộ luật đó?. - Ban hành bộ luật mới mang tên Quốc triều hình luật, - Nội dung: