Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Lương Nghĩa

Câu 23: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố luân Đôn nước Anh là:

A. Vĩ tuyến gốc       B. Kinh tuyến Đông    C. Kinh tuyến tây   D. Kinh tuyến gốc

Câu 24. Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất:

A. Rắn chắc          B. Từ quánh dẻo đến lỏng

C. Lỏng                D. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong

Câu 25. Độ dày của lớp lõi Trái Đất:

A. Trên 3000 km        B. Gần 3000 km            C. 5- 70 km          D. 1000 km

Câu 26. Nhiệt độ của lớp trung gian Trái Đất:

A. Tối đa 1000º C          B. 4000º C     C. Từ 1500-4700º C    D. Khoảng 5000º C

Câu 27. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp:

A. Núi cao          B. Núi trẻ             C. Núi già                D. Núi trung bình

doc 7 trang Thủy Chinh 02/01/2024 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Lương Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_6_truong_thcs_luong.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Lương Nghĩa

  1. 5 ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 : B Câu 11 : A Câu 21 : C Câu 31 : C Câu 2 :B Câu 12 : C Câu 22 : B Câu 32 : D Câu 3 : D Câu 13 : A Câu 23 : D Câu 33 : C Câu 4 : B Câu 14 : A Câu 24 : A Câu 34 : C Câu 5 : A Câu 15 : D Câu 25 : A Câu 35 : A Câu 6 : B Câu 16 : A Câu 26 : C Câu 36 : C Câu 7 : A Câu 17 : D Câu 27 : B Câu 37 : C Câu 8 : D Câu 18 : B Câu 28 : A Câu 38 : D Câu 9 : C Câu 19 : D Câu 29 : D Câu 39 : D Câu 10 : D Câu 20 : B Câu 30 : A Câu 40 : A I/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời, Trái Đất đứng vị trí thứ mấy? ( Tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời) -Tám hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương. -Trái Đất đứng vị trí thứ 3, tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Câu 2: Bản đồ là gì? Dựa vào đâu để xác định phương hướng trên bản đồ? - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. - Cách xác định phương hướng trên bản đồ: +Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng. +Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. Câu 3 : a/ Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? - Có 3 loại kí hiệu là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích - Có 3 dạng kí hiệu là: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình b/ Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? - Vì hệ thống các kí hiệu bản đồ rất đa dạng nên khi đọc bản đồ trước tiên phải tìm đọc bảng chú giải để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ. Câu 4: Trình bày hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả của nó?
  2. 7 Câu 9: Nội lực là gì? Ngoại lực là gì?Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? -Nội lực : là những lực sinh ra ở sinh ra ở bên trong Trái Đất, tác động của nội lực làm cho bề mặt Trái Đất thêm ghồ ghề. -Ngoại lực : là những lực sinh ra ở bên ngoài, tác động của ngoại lực thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. - Vì: Nội lực là những lực sinh ra ở bên tong trái đất còn ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trái đất chúng xây ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt trái đất + Nội lực thiên về nâng cao địa hình còn ngoại lực thiên về sang bằng địa hình Câu 10: Động đất là gì? Nguyên nhân gây ra động đất? Em hãy nêu một số tác hại do động đất gây ra, em có những biện pháp nào để giảm những tác hại đó? - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển - Động đất là do nội lực gây ra - Tác hại: Phá hủy cầu cống, đường xá và làm chết nhiều người - Biện pháp: Xây dựng nhà kiên cố, lập các trạm dự báo trước khi có động đất để kịp thời sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm Câu 11: Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống: - Sau khi dung nham và tro bụi của núi lửa đã nguội thì trở thành một vùng đất đỏ phì nhiêu rất hấp cho sản xuất nông nghiệp Câu 12: Hãy nêu đặc điểm của địa hình núi. Kể tên núi ở nước ta mà em biết ? - Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. + Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối) -Tên núi ở nước ta : Phan-xi-păng, Tam Đảo, Yên Tử, Mẫu Sơn, Tây Côn Lĩnh. Câu 13: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào - Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng sâu. Hình thành cách đây vài chục triệu năm. - Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng cạn. Hình thành cách đây vài trăm triệu năm. Câu 14: - Bình nguyên (đồng bằng): + Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ. + Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao dần 500m -Một số đồng bằng ở nước ta: Đồng bằng sông Cữu Long, đồng bằng sông Hồng. Câu 15: Vì sao các đồng bằng do phù sa bồi đắp có dân cư đông đúc ? Các đồng bằng do phù sa bồi đắp có dân cư đông đúc do : Có đất đai màu mỡ và địa hình thường bằng phẳng, thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm. Giao thông thuận tiện hơn các vùng núi và cao nguyên.