Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật của đoạn văn ?

-  Liệt kê, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, lặp cấu trúc cú pháp, từ láy.

c, Hãy chỉ ra giọng điệu của đoạn văn ?

- Đoạn văn nhẹ nhàng, chậm rãi, tha thiết và thấm buồn.

d, Đoạn văn chủ yếu miêu tả tâm trạng nhân vật nào ?

- Tâm trạng nhân vật Liên.

docx 23 trang Hữu Vượng 30/03/2023 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

  1. - Phương thức biểu cảm. Đề 7: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượng trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế. (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin- Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy). a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? - Thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. b, Nêu nội dung của văn bản ? - Mong người thầy hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, yêu quý cuộc sống, biết chấp nhận thi rớt chứ không gian lận, biết sống hòa nhập với mọi người. c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ? - Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, im lặng, đối lập. d, Xác định các phương thức biểu đạt ? - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Đề 8: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. [ ] Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm. (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy). a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? 5
  2. => Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian - “một thiên đàng trần thế” * Ý 3- Vì cuộc sống tươi đẹp mà cuộc đời quá ngắn ngủi nên Xuân Diệu càng thêm yêu đời, luôn quý trọng từng phút giây của cuộc đời mình. Tâm trạng của thi nhân: đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng > thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Thời gian tuyến tính => Xuân Diêu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian. - Xuân Diệu cảm nhận sự mất mát ngay chính sinh mệnh mình. Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại => Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng, tuổi trẻ đẹp nhất của đời mỗi người. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian. Thời gian mất nghĩa là tuổi trẻ cũng mất. - Cảm nhận sâu sắc, thấm thía thiên nhiên, vạn vật tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt: Cơn gió xinh phải bay đi Chim rộn ràng đứt tiếng reo. - Quan niệm sống:Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm: sống gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ. => Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn thể hiện sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quý đời mình. Đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng. * Ý 2: Nghệ thuật: 7
  3. - Hình ảnh ước lệ tượng trưng trong thơ cổ điển: Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa ->Gợi lên kiếp người nhỏ bé, cô đơn, mang nỗi niềm thầm kín của thi nhân. - Nghệ thuật đối trong Đường thi: . Mây cao, núi bạc, bóng chiều> Càng làm tăng lên sự mênh mông, xa vắng của dòng tràng giang. . Không gian vô tận, vô hạn của thiên nhiên, vũ trụ > Nỗi buồn sầu thêm da diết, trịu nặng hơn. -Thi liệu thơ Đường: mượn ý thơ của Thôi Hiệu để nói lên lòng quê: Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. * Ý 2: Vẻ đẹp hiện đại - Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa mang nỗi buồn bơ vơ, trống trải của một người lữ thứ xa quê, nỗi buồn của cả một thế hệ. - Từ láy: dợn dợn gợi lên nhịp sóng: sóng nước, sóng lòng. “Dợn dợn” diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước cảnh trời nước mênh mông trong khoảng khắc gắn liền với tình quê, cố hương. - Câu cuối: hiện đại ở cách nói trái ngược với ý Thôi Hiệu – một sự cách tân mới mẻ: khẳng định nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương đất nước sâu lắng, mãnh liệt hơn, nó luôn thường trực trong tâm hồn và luôn sẵn sàng tỏa ra, thấm vào thiên nhiên vạn vật. * Ý 3: Đây là khổ thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn thơ ca truyền thống – những nét cố điển của thơ Đường với những nét hiện đại của thơ mới; đồng thời cảm xúc vũ trụ thế hiện ở cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng nhưng thấm đượm nỗi buồn tâm trạng của thi nhân – "nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước”-> nét đặc trưng thơ Huy Cận. Đề 5: Cảm nhận của anh/ chị về 2 đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng 9
  4. chất ngất hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi. + Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ, chẳng cần cơn cớ trực tiếp mà mong ước đoàn tụ vẫn cứ dậy lên như sóng trong lòng. - Nghệ thuật + Hình ảnh, ngôn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi. + Kết hợp thủ pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình. 3.So sánh 2 đoạn thơ a. Tương đồng. Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời - nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống; sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm. b. Khác biệt. Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống, thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trội về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình. Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ Đường thi. Đề 6: Nỗi niềm tâm sự của nhà thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Gợi ý: * Ý 1: Hoài niệm về cảnh và người thôn Vĩ trong buổi sớm mai (khổ 1) -Câu hỏi tu từ đa sắc thái mang nhà thơ theo dòng hoài niệm trở về thôn Vĩ. - Hình ảnh: nắng, khu vườn->Thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai: trong lành, tinh khôi, tràn đầy sức sống. - Con người thôn Vĩ: phúc hậu, dịu dàng, kín đáo -> Kỉ niệm, hồi ức đẹp đẽ. Nhà thơ mong ước được quay trở về thôn Vĩ thăm lại cảnh cũ người xưa. * Ý 2: Niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc và tâm trạng âu lo, hoài nghi, khắc khoải (khổ 2). - Nỗi buồn trước tình yêu xa cách, chia lìa. - Khao khát tình yêu, hạnh phúc :Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ có chở trăng về kịp tối nay 11
  5. dung, tự do, tự tại: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. – Chất thép thể hiện ở tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. + Hình ảnh trung tâm của bức tranh là cô gái xay ngô trẻ trung, khỏe khoắn-> vẻ đẹp tràn đầy sức sống nơi núi rừng hẻo lánh. + Nhãn tự “hồng” : gợi sự ấp áp, thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai tươi sáng. + Sự vận động của mạch thơ: thời gian chuyển từ chiều sang tối; cảnh vật từ cô đơn, lạnh lẽo sang ấm áp; từ âm u, tăm tối đến ánh sáng; chuyển từ buồn sang vui. b) Biểu hiện của chất tình trong bài thơ Chiều tối: - Tình yêu thiên nhiên tha thiết: tác giả miêu tả bức tranh thiên nhiên đẹp, yên bình, khoáng đạt. - Tình yêu con người và cuộc sống: quan tâm con người, ngợi ca trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống. 3.Bình luận. - Khẳng định ý thơ của Hoàng Trung Thông Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã rất đúng khi khẳng định: Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. -Chất thép và chất tình hòa quyện trong những vần thơ của Bác đã góp phần làm nên vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Người. Đề dành cho lớp chuyên ĐỀ 1. Nói về tính độc đáo của phong cách trong sáng tác văn học, có ý kiến cho rằng: "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình". Anh, chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Làm sáng tỏ qua hai đoạn thơ sau: 13
  6. + Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ phong phú, kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm xuất sắc thể hiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống. + Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và thơ sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ đậm chất cổ điển, giàu suy tưởng, triết lí, nổi bật về cảm hứng thiên nhiên, tạo vật. Tràng giang là một bài thơ xuất sắc thể hiện nỗi buồn sầu trước tạo vật mênh mông, hoang vắng, đồng thời bày tỏ một lòng yêu nước kín đáo. 2. Chứng minh và bình luận: - Cơ sở lí luận: Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Vì vậy, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay. Nhờ khả năng sáng tạo tuyệt vời mà các thi nhân luôn tìm ra những cách nói mới về những điều đã cũ để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn học dân tộc. Nếu không có sáng tạo, không có phong cách riêng thì tác phẩm và tác giả đó sẽ không thể tồn tại trong văn chương. Những sáng tạo về hình thức biểu hiện rất phong phú qua thẻ loại, cấu tứ tác phẩm, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ - Cảm nhận hai đoạn thơ để làm sáng tỏ. Gió theo lối gió, mây đường mây Có chở trăng về kịp tối nay? + Nội dung . Khung cảnh thiên nhiên trời mây - sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ; đượm vẻ huyền ảo và buồn hiu hắt. . Hiện lên một cái tôi đang khát khao vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó. + Nghệ thuật . Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. 15
  7. ĐỀ 2. Nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử). HƯỚNG GIẢI QUYẾT 1. Giair thích. - Thơ mới: phong trào thơ trong trào lưu văn học lãng mạn ra đời và tồn tại từ 1932 đến 1945, với hơn 46 nhà thơ - Nỗi buồn: cảm xúc cô đơn, bi quan, bế tác, tuyệt vọng, hoài nghi của những nhà thơ mới. Đó là một trong những nội dung làm nên sự thành công của của phong trào Thơ mới. - Vài nét về tác giả và tác phẩm + Huy Cận (1919 – 2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận là tập Lửa thiêng, một tập thơ thể hiện rõ nét cá tính, tài năng, phong cách thơ Huy Cận. Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng, và được xem là bài thơ hay nhất của Huy Cận trước Cách mạng. Cảm xúc bài thơ được khơi gợi từmột buổi chiều nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mang sóng nước. + Hàn Mặc Tử(1912 – 1940) là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ mới. Thơ ông luôn thể hiện một tình yêu đớn đau hướng về cuộc đời trần thế. Bài thơ Đây thôn VĩDạ(lúc đầu có tên gọi Ở đây thôn Vĩ Dạ) được viết năm 1938, in trong tập Thơ điên (về sau đổi thành Đau thương). Bài thơ được gợi cảm hứng từ m ối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, ởt hôn Vĩ Dạ. 2. Chứng minh: * Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Tràng giang 17
  8. bất định của kiếp người trong cái vô cùng vô tận của đất trời; còn Hàn Mặc Tử lại là một nỗi buồn – đau thương của một tâm hồn khát yêu, khát sống, bị bệnh tật đọa đày, cách biệt với cuộc đời). ĐỀ 3. Nhận định về thơ, Xuân Diệu cho rằng: "Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc" Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu? HƯỚNG GIẢI QUYẾT. 1. Giải thích * Giair thích ý kiến -Thơ là gì: Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn. là tiếng nói của tình cảm con người. Thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim thi sĩ trước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật. - Thơ hay: Xuân Diệu đặt ra yêu cầu với một tác phẩm thơ đích thực có giá trị phải đạt đến đỉnh cao cả nội dung lẫn hình thức: cả lời ( ngôn từ, hình thức nghệ thuật) cả tư tưởng, cảm xúc phải đạt đến độ chín muồi, đẹp đẽ nhất, mãnh liệt nhất ( chín đỏ). Cụ thể: + Lời thơ phải đẹp ( giàu hình ảnh, tinh tuý, hàm súc có âm thanh nhịp điệu rõ rệt ) + Lời thơ phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt, cao đẹp, những suy ngẫm sâu sắc về con người cuộc đời. + Những lời đẹp đẽ ấy chính là sự thăng hoa cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Ngược lại cảm xúc mãnh liệt, suy ngẫm sâu sắc phải được thể hiện qua lời đẹp. "Tài gia tình chi phát"( tài do tình mà ra). Chỉ khi cái đẹp của 19
  9. + Đối với lịch sử văn học: Nhận định của Xuân Diệu đưa ra tiêu chí để đánh giá giá trị một tác phẩm thơ ca đích thực, đó là phải có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. ĐỀ 4. Nét truyền thống và cách tân nghệ thuật trong bài Tương tư của Nguyễn Bính. HƯỚNG GIẢI QUYẾT 1. Giải thích - Nét truyền thống: là những giá trị về nội dung, nghệ thuật mà người nghệ sĩ tiếp thu và học tập từ thành tựu của các giai đoạn văn học trước. - Những cách tân nghệ thuật: là những sáng tạo mới mẻ, thể hiện tư duy nghệ thuật, phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo riêng của người nghệ sĩ ngôn từ qua các tác phẩm của mình. - Nguyễn Bính cũng như một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới đều chịu ảnh hưởng của văn học dân gian nên những sáng tác của ông có sự quyện hòa nhuần nhuyễn của hai yếu tố: truyền thống và hiện đại. 2. Bình luận a. Nét truyền thống - Đề tài, bài thơ là nỗi nhớ, tương tư trong tình yêu của chàng trai dành cho người con gái. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện quan niệm tình yêu gắn liền với hôn nhân. Đây là đề tài và quan niệm thường thấy trong ca dao. - Thể thơ: Thể thơ lục bát được vận dụng một cách nhuần nhuyễn: gieo vẫn rất chỉnh, ngắt nhịp chẵn, câu thơ uyển chuyển, giàu nhạc tính như một khúc dân ca. - Cách thức thể hiện tâm trạng: Bài thơ Tương tư thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình bằng lối phú, tỉ, hứng quen thuộc của ca dao. (Con người luôn 21
  10. xếp theo một trật tự kín đáo nên đã biểu hiện được diễn biến của khát vọng lứa đôi hết sức nhuần nhuyễn và tế nhị. 3. Mở rộng, nâng cao vấn đề - Vẻ đẹp trong sự kết hợp tài hoa giữa những nét truyền thống của văn học dân tộc với những cách tân nghệ thuật đã đem lại sự thành công và làm nên dấu ấn riêng trong bài thơ Tương tư nói riêng và trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính, một người nhà quê đích thực không chỉ trong y phục mà trong cả linh hồn. - Thơ Nguyễn Bính tuy đánh thức “người nhà quê trong lòng độc giả” nhưng nó vẫn mang nguyên vẹn cái hơi thở và cốt cách Thơ mới. - Nguyễn Bính bằng tài năng và sự sáng tạo của một nhà văn chân chính đã thể hiện sâu sắc tấm lòng mình với những giá trị văn hóa dân tộc. 23