Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

PHẦN ĐỌC HIỂU, TIẾNG VIỆT

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Biện pháp tu từ: phép điệp, phép đối

- Một số bài tập tham khảo

Đề 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

“Như nước Đại Việt ta từ trước,
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi, sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác.
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
 Song hào kiệt đời nào cũng có.”

docx 14 trang Hữu Vượng 30/03/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

  1. Xã tắc . Sạch làu - Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. (HS lấy thêm dẫn chứng trong Hịch tướng sĩ để làm rõ vấn đề) Đề 3: Trong bài viết Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Giải thích nhận định: - Bài ca yêu nước và tự hào dân tộc: Lòng yêu nước, tự hào dân tộc đã được nâng lên ở mức độ cao hơn, đẹp hơn. - Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi là biểu hiện tuyệt vời của lòng yêu nước, đẹp như một bài ca. 2. Phân tích - chứng minh: Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc a. Qua cuộc đời: - Nguyễn Trãi sớm có mối căm thù giặc sâu sắc (thù nhà, nợ nước, khắc sâu lời cha dặn ở cửa ải, quyết tâm “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”). - Sống thiếu thốn, nghèo khổ nhưng vẫn luôn giữ vững khí tiết (thời kì bị bắt giam lỏng ở Đông Quan). - Nung nấu ý chí phục thù, tìm người kết nghĩa chống giặc (dâng Bình Ngô sách và theo giúp Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, kiên trì chịu đựng gian khổ, nếm mật nằm gai, hi sinh chiến đấu đến cùng cho thắng lợi của dân tộc). - Tuổi già, vẫn trở lại gánh vác việc nước (giúp vua xây dựng đất nước, xây dựng kỉ cương cho một nền thịnh trị lâu dài để đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân). - Nguyễn Trãi sáng tác một lượng lớn tác phẩm về nhiều mặt góp phần cứu nước và phát triển đất nước. b.Qua thơ văn: *Bài ca yêu nước: Lòng yêu nước được thể hiện đầy đủ và rõ nét qua thơ văn: + Căm thù giặc sâu sắc, quyết không đội trời chung: Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống. + Băn khoăn đau xót trước cảnh mất nước, sẵn sàng chịu đựng gian khổ hi sinh vì nước: Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời; Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh Những trằn trọc trong cơn mộng mị, Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”. + Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, suốt đời Nguyễn Trãi mạng nặng tấm lòng ưu ái đối với vận mệnh của nhân dân, nặng lòng lo cho hạnh phúc muôn dân: Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách Chăn dân mựa nữa mất lòng dân (Bảo kính cảnh giới -57) Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. ( Thuật hứng – 5) + Cả cuộc đời canh cánh một nỗi vì dân, khát khao cống hiến cho dân cho nước: Tài đống lương cao ắt cả dùng 5
  2. - tác phẩm: là sản phẩm từ hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ ngôn từ. Bằng những chất liệu lấy từ kho ngôn ngữ đời sống, nhà thơ đã chọn lọc, mài giũa, sắp xếp để tôn tạo nên những tác phẩm chứa đựng biết bao tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. - Qua sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Trãi, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn của một con người giàu lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân và thiết tha với cảnh sắc thiên nhiên. Hai ý kiến đưa ra hai quan niệm khác nhau về thơ ca Nguyễn Trãi nhưng đều hướng đến việc khẳng định những giá trị cao đẹp của thơ văn Nguyễn Trãi cũng như vẻ đẹp tâm hồn thi nhân. 2. Ý kiến: Đó là những tác phẩm thể hiện sâu sắc tinh thần nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, mặc dù kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh nhưng mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và nâng cao hơn. Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” + Nhân dân không phải một khái niệm chung chung mà theo NT, trước hết là dân đen, con đỏ, là những người lao động khốn khổ bị giặc đày đọa. Ông gọi họ là những người manh lệ (người dân cày, người tôi tớ đi ở) Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. - Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu: Tự thán, Cảnh ngày hè - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân. Nguyễn Trãi quan niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân. Trong sức mạnh của nhân dân thì động lực mạnh mẽ nhất yếu tố nhân tài. Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Không chỉ có ý nghĩa to lớn trong thời đại mình, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, một mặt tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, mặt khác còn có ảnh hưởng sâu rộng đến thực tiễn chính trị của đất nước trong những thời đại sau này. 3. Ý kiến: Đó là những tác phẩm bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết. - Trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi thường phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên kì thú mà bình dị, như những bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất phong vị Đường thi: Tự thuật 31, 7
  3. ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà. 6. Đánh giá chung - Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác. - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại vế cõi dương. - Tóm lại, câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt: khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà gian.Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút,tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt .Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ thời phong kiến”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 2. Làm bật nội dung: bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ thời phong kiến. - Chiến đấu + chống bọn tà gian + Chống bọn tham quan ô lại - Chiến thắng: + Đem lại cuộc sống yên ấm cho người dân + Mang lại công bằng cho kẻ yếu + Khẳng định niềm tin: chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác. 3. Nghệ thuât: - Thành công của bút pháp truyền kì: chi tiết li kì, yếu tố kỳ ảo - Kết cấu chặt chẽ, sinh động, giàu kịch tính - Dẫn dắt truyện khéo léo, cách kể hấp dẫn. 4. Đánh giá: - Truyện đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc - Khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta Bài TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Đề: Tâm trạng và nỗi lòng của người chinh phụ 1. Giới thiệu chung về người chinh phụ Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh quyền quý, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập công danh nơi yên ngựa và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm nỗi cô đơn lẻ loi, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và hạnh phúc lứa đôi ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ. Đoạn trích miêu tả tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng. Đầu đời Cảnh Hưng, chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê Mạc đánh nhau đến Trịnh Nguyễn kéo dài cuộc phân tranh, đất 9
  4. => Đoạn thơ chuyển sang độc thoại nội tâm trực tiếp diễn tả nỗi lòng của người chinh phụ. Khát khao được bày tỏ nỗi lòng và hưởng hạnh phúc. 3. Đánh giá chung Tác phẩm nói lên tiếng nói nhân đạo, tiếng kêu phản đối chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc, một lần nữa, những khao khát hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lại được ủng hộ. Đề tài về thân phận người phụ nữ lại được góp thêm một tiếng nói mới đầy sức mạnh nhân văn. Đoạn trích TRAO DUYÊN Đề: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên ? 1. Giới thiệu Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích 2. Tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên - Lời cầu khẩn của Kiều đối với Vân + Cậy: tin tưởng sâu nặng + Chịu: nhận lời một cách cảm thông, có sự hy sinh, không nhận không được. + Lạy, thưa: tôn trọng, coi Thúy Vân là ân nhân. => Thúy Kiều khẩn cầu tha thiết, tự hạ mình và đòi hỏi ở Thúy Vân một sự hy sinh. Có thể nói lời tâm sự của Thúy Kiều không dài dòng nhưng đã nói lên đầy đủ cả sự việc bằng cả lí lẽ và tình cảm của mình nhằm mục đích chủ yếu là dọn đường cho một trái tim đến với một trái tim. - Lí do trao duyên: Giữa đường đứt gánh tương tư -> Kiều nhắc lại mối tình dang dở và tùy em định liệu. Như vậy, lời trao duyên chưa chính thức như ng có ý ràng buộc. - Kiều tâm sự: + Kiều đã kể cho Vân nghe mối tình giữa mình và Kim Trọng Quá khứ: Ngày quạt ước; Đêm chén thề Hiện tại: Sóng gió/ Gánh nặng bên tình bên hiếu -> Mối tình sâu nặng + Kiều lay động Vân bằng tình cảm chị em máu mủ, ruột thịt: Ngày xuân nước non + Kiều đã viện cả đến cái chết của mình để nói lên sự tọai nguyện của mình nếu Vân nhận lời trả nghĩa cho Kim Trọng: Chị dù thịt nát thơm lây => Kiều đã tỉnh táo dùng tiếng nói lí trí, sáng suốt để thuyết phục em. Có thể nói, nàng Kiều của Nguyễn Du tỏ ra sắc sảo mặn mà trong cả bi kịch đau đớn nhất ccủa đời mình. - Kiều trao kỉ vật + Trao duyên: trao tình yêu -> trừu tượng + Trao kỉ vật : Chiếc vành, Bức tờ mây -> Kỉ niệm của một tình yêu tha thiết, sâu đậm và mặn nồng: Duyên này của chung -> Bi kịch trong lòng Kiều đến đây lại bùng lên mãnh liệt. Tình cảm lấn át lí trí. Trao kỷ ỵât cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau đớn, vò xé. 3. Tâm trạng Thúy Kiều sau khi trao duyên - Kiều tự coi mình là người bạc mệnh: dặn dò em mà như thì thầm với chính mình về một tương lai mịt mù thê thảm. - Kiều đối diện với thực tại cố gắng giải thoát ra khỏi tâm trạng đau khổ nhưng tất cả đều trở nên vô vọng bởi Kiều không thể dứt bỏ tình yêu, không thể chối bỏ hiện thực phũ phàng mà số phận nàng phải thể nghiệm. - Quá đau đớn, xót xa cho tình mình, quá lo lắng cho Kim Trọng, tình cảm lâm li đến cực đô, Kiều nh ư quên mất Thúy Vân trước mặt, nàng nói một mình + Hướng về bản thân: Trâm gãy gương tan > Câu hỏi tu từ: sự đổ vỡ, dang dở, mất mát không thể hàn gắn đối với Kiều. + Hướng về Kim Trọng: Trăm ngàn gửi lạy tình quân -> Cái lạy vĩnh biệt đầy tức tưởi nghẹn ngào của Kiều. Đó là sự vái vọng từ biệt tất cả những gì tốt đẹp nhất mà phần đời còn lại của Kiều không thể có. - Thúy Kiều nói một mình mà như nói với Kim Trọng: Ôi! Kim Lang từ đây -> Tên Kim Lang đươ c gọi hai lần kèm theo những thán từ chỉ sự đau đớn (ôi, hỡi) cùng cách ngắt nhịp 3/3 làm cho câu thơ như một tiếng nấc, tiếng kêu bi thiết của một con người tuyệt vọng. 11
  5. 1. Giải thích. -Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến được các tác phẩm văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng phản ánh và đồng cảm với bi kịch, đồng tình với khát vọng của họ. - Các tác giả: Nguyễn Du và Đặng Trần Côn đã đóng góp vào trào lưu nhân đạo chủ nghĩa khi đã bênh vực cho số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng. 2. Phân tích và chứng minh: a. Nỗi đau của người phụ nữ qua các đoạn trích. - Nỗi đau về tình yêu tan vỡ trong đoạn trích Trao duyên: Thúy Kiều đau khổ, băn khoăn, trăn trở vì mình là kẻ phụ bạc mối tình đẹp đẽ; nỗi đau khi thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên; nỗi đau khi trao kỉ vật; nàng như chết đi khi trao duyên cho em - Nỗi đau về hạnh phúc gia đình trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: vợ chồng chia li; tình cảnh cô đơn, lo lắng, đau buồn của người chinh phụ (Học sinh cần lấy dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích dẫn chứng sâu sắc) b. Ước mơ của người phụ nữ qua các đoạn trích: - Ước mơ về tình yêu tự do, chung thủy. - Ước mơ về hạnh phúc lứa đôi: tình cảnh sum họp, tình yêu trọn vẹn. (Khát vọng về hạnh phúc của người phụ nữ được các nhà thơ miêu tả qua tâm trạng rất đặc sắc. Học sinh cần phân tích và làm rõ qua cảm nhận của bản thân ) c. Nghệ thuật: - Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật - Ngôn từ chọn lọc 3.Đánh giá: Chủ nghĩa nhân đạo qua các đoạn trích và các tác phẩm văn học trung đại đã làm nên giá trị của nền văn học Việt Nam. Nỗi đau và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn luôn là niềm đồng cảm của con người qua nhiều thế hệ. Đề: Thân phận người phụ nữ qua hai đoạn trích TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ và NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ (10VA) 1. Giới thiệu 2 đoạn trích - Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ : Nỗi cô đơn, lẻ loi và nhớ nhung của người chinh phụ, Khát vọng hạnh phúc lứa đôi, Sự chờ đợi mỏi mòn trong vô vọng, Sự ý thức của con người cá nhân trong các mối quan hệ với cảnh vật, không gian, thời gian, Tác phẩm đề cao hạnh phúc lứa đôi, lên án chiến tranh phi nghĩa - Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ : Nỗi ai oán thương thân và nềm bi phẫn của người cung nữ bị ruồng bỏ đang chôn vùi tuổi xuân trong chốn hắt hiu, lạnh giá; khát vọng hạnh phúc của người cung nữ 2. Điểm chung - Hai tác phẩm là tiếng nói bênh vực, đồng cảm với nỗi đau và số phận người phụ nữ xinh đẹp nhưng bạc mệnh - Cả hai đoạn trích được viết bằng khúc ngâm sầu oán da diết, những câu thơ thương thân ai oán đều mang ý nghĩa tố cáo xã hội gay gắt, đấu tranh vì quyền sống, quyền hạnh phúc của con người - Đều khắc họa nỗi đâu khổ và, hi vọng, đợi chờ của người phụ nữ - Bi kịch chung nhất là hạnh phúc lứa đôi dang dở, cả hai đều khát khao hạnh phúc lứa đôi - Hai tác phẩm mang giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc 3. Điểm riêng - Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương mỏi mòn của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương chồng đi chinh chiến nơi phương xa. - Cung oán ngâm là nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ bị ruồng bỏ, cô độc, mỏi mòn trong chốn thâm cung, phải chôn vùi tuổi xuân nơi cung cấm - Cả hai đều buồn, cô đơn nhưng tâm trạng lại khác nhau: Người chinh phụ buồn vì xa chồng nên đôi khi có trách móc nhẹ nhàng, người cung nữ đau xót, uất ức vì bị bỏ rơi nên lời trách móc trở nên đay nghiến và có sức tố cáo mạnh mẽ - chinh phụ ngâm là tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa, cung oán ngâm là tiếng nói lên án chế đọ cung nữ - nạn nhân bi thảm của chế đọ phong kiến vô nhân đạo 4. Đánh giá chung 13