Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

Chương I: Việt Nam thời nguyên thuỷ

Bài 21: 

Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ

Câu 1: Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có người nào sinh sống?

A. Người tối cổ         B. Người tinh khôn

C. Vượn người          D. Câu A và B đúng 

Câu 2: Người ta tìm thấy một số chiếc răng người tối cổ nước ta giống với răng của người tối cổ bắc kinh ở vùng nào?

A. Núi Đọ (Thanh Hoá)       B. Dầu Giây (Đồng Nai)

C. An Lộc (Bình Phước)     D. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

doc 34 trang Hữu Vượng 30/03/2023 10080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

  1. D. Tổ chức cưới xin, ma chay Câu 24: Sự ra đời của Nhà nước nào đã mở ra thời đại dựng nước và giữ nước A. Văn Lang B. Văn Lang - Âu lạc C. Lạc Việt D. Âu Lạc Bài 24: Quốc gia cổ đại chăm -pa và phù nam Câu 1: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá óc Eo đã hình thành quốc gia cổ đại nào? A. Cham - pa và Lâm ấp B. Cham - pa và Phù Nam C. Phù Nam và lâm ấp D. Tất cả các quốc gia trên Câu 2: Quốc gia cổ Lâm ấp - Chăm Pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hoá nào? A. Đồng Nai B. óc Eo C. Sa Huỳnh D. Đông Sơn Câu 3: Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng "Thời Bắc thuộc, vùng đất phía nam Hoành Sơn bị nhà Hán xâm chiếm và đặt thành quận, huyện là huyện xa nhất". A. Tượng Lâm B. Lâm áp C. Cham - pa D. Hoàng Sơn Câu 4: Ai là người hô hào nhân dân tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước ta là Lâm áp? A. Vua Hùng B. Thục Phán C. Khu Liên C. Không phải các vua trên Câu 5: Nước Cham - pa ra đời trên cơ sở của nước nào trước đó? A. Lâm ấp B. Tượng Lâm C. Phù Nam D. Không phải các nước trên Câu 6: Nước Cham - pa ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ V B. Thế kỉ VI C. Thế kỉ VII D. Thế kỉ VIII Câu 7: Địa bàn của nước Cham - pa thế kỉ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay? A. Phía Bắc đến Quảng Bình phía nam đến Phan Rang B. Phía Bắc đến Hoành Sơn, phía Nam đến sông Dinh (Bình Thuận) C. Phía Bắc đến Quảng Bình, phía Nam đến Phan Thiết D. Phía Bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Đồng Nai Câu 8: Kinh tế chủ yếu của cư dân Cham - pa là gì? A. Du mục B. Nông nghiệp trồng lúa C. Thủ công nghiệp D. Thương nghiệp Câu 9: Nước Cham - pa xây dựng thể chế cai trị như thế nào? A. Thể chế cộng hoà B. Thể chế quân chủ C. Thể chế dân chủ D. Thể chế quân chủ lập hiến Câu 10: Tháp Cham được xây dựng nhiều nhất ở tỉnh nào hiện nay? A. Phan Thiết - Bình Thuận B. An Nhơn - Bình Định C. Phan Rang - Ninh Thuận D. Trà Kiệu - Quảng Nam Câu 11: Kinh đô Cham - pa ban đầu đóng ở đâu? A. ở Sin - ha pu a (Trà Kiệu - Quảng Nam) B. ở In - đra - pu - ra (Đông Dương - Quảng Nam) C. ở Vi - giay -a (Trà Bàn - Bình Định) D. Không phải các vùng trên Câu 12: Chữ viết của người Chăm bắt nguồn từ chữ nào? A. Chữ tượng hình của Trung Quốc B. Chữ tượng ý của Trung Quốc C. Chữ quốc ngũ của Việt Nam D. Chữ Phạn của ấn Độ Câu 13: Từ thế kỉ XI, người Chăm theo tôn giáo nào? A. Phật Giáo B. Bà La Môn
  2. Câu 8: Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo ảnh hưởng như thế nào đối với nước ta? A. Trở thành quốc giáo B. Trở thành tư tưởng thống trị cả nước C. Chỉ ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận D. Không hề ảnh hưởng gì cả Câu 9: Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì? A. Mở rộng quan hệ giao lưu với Trung Quốc B. Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc ta C. Khai phá văn minh cho dân tộc ta D. Tất cả đều sai Câu 10: Đầu thời Bắc thuộc, triều đại nào phải chở thóc gạo đến Giao Chỉ để nuôi quân và bọn quan lại đô hộ? A. Triều Đông Hán B. Triều Tây hán C. Triều Nam Hán D. Triều Tây Tấn Câu 11: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời nào? A. Thời nhà triệu B. Thời Nhà Hán C. Thời Nhà Hán - Đường D. Thời nhà Tống - Đường Câu 12: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc quan hệ nào là quan hệ bao trùm nhất? A. Quan hệ giữa giai ca áp nông dân với địa chủ phong kiến B. Quan hệ giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc C. Quan gệ giữa quý tộc phong kiến Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc D. Tất cả các quan hệ trên Câu 13: ở nước ta thời Bắc thuộc, vùng nào là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phương Bắc để giành độc lập dân tộc? A. Thành thị B. Rừng núi C. Làng xóm ở nông thôn D. Cả nông thôn và thành thị Câu 14: Vì sao nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến Bắc thuộc? A. Vì căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù B. Vì bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến C. Vì bị mất ruộng đất quá nhiều D. Vì đời sống gặp nhiều khó khăn Bài 26: Các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến thế kỉ V) Câu 1: Trải qua năm thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam đã vùng lên đấu tranh để giành độc lập, tự chủ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Hai bà Trưng B. Khởi Bà Triệu C. Khởi nghĩa hai Bà Trưng và Bà Triệu D. Khởi nghĩa Ngô Quyền Câu 2: Năm 111 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà nào ở Trung Quốc? A. Nhà Triệu B. Nhà Hán C. Nhà Lương D. Nhà Ngô Câu 3: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán vào năm 40? A. Triệu Thị Trinh B. An Dương Vương B. Lý Thường Kiệt D. Trưng Trắc - Trưng Nhị Câu 4: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược nào? A. Quân nhà Hán B. Quân nhà Tuỳ C. Quân nhà Ngô D. Quân nhà Lương Câu 5: Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ ở đâu?
  3. C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan D. Khởi nghĩa Phùng Hưng Câu 6: Cuộc khởi nghĩa của Mai Phúc Loan diễn ra ở đâu? vào năm nào? A. Lam Sơn - Thanh Hoá. Năm 722 B. ở Ba Vì - Hà Tây. Năm 726 C. ở Nam Đàn - Nghệ An. Năm 722 D. ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Năm 723 Câu 7: Sau khi đánh bại xâm lược nhà Lương (550), triệu Quang Phục lên làm vua, lấy hiệu là gì? A. Triệu Việt Vương B. Triệu Nam Vương C. Dạ Trạch Vương D. Nam Việt Vương Câu 8: Ai là người họ hàng với Lý Nam Đế nổi lên chống lại Triệu Việt Vương từ năm 555 đến năm 571? A. Lý Thiên Bảo B. Lý Tự Tiên C. Lý Phật Tử D. Lý Phật Mã Câu 9: Năm 603, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà nào ở Trung Quốc? A. Nhà Đường B. Lý Tự Tiên, Điênh Kiến C. Mai Thúc Loan D. Dương Thanh Câu 10: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân, xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai? A. Phùng Hưng B. Lý Tự Tiên, Đinh Kiến C. Mai Thúc Loan D. Dương Thanh Câu 11: Ai là người lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường vào năm 722? A. Mai Thúc Loan B. Phùng Hưng C. Mai Thúc Loan D. Dương Thanh Câu 12: Trong số các lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, ai là người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương"? A. Lý Tự Tiên B. Đinh Kiến C. Mai Thúc Loan D. Phùng Hưng Câu 13: Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, ai là người được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự do cho đất nước ta? Câu 14: Năm 907, khúc thừa dụ qua đời, ai là người lên thay để cai quản đất nước? A. Khúc Hạo B. Khúc Thừa Mỹ C. Dương Đình Nghệ D. Đinh Công Trứ Câu 15: Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta. A. Nhà Tây Hán B. Nhà Đông Hán C. Nhà Nam Hán D. Nhà Tống Câu 16: Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược của Nam Hán, thay họ khúc nắm giữ chính quyền tự chủ vào năm nào? A. 930 B. 931 C. 937 D. 938 Câu 17: Đầu năm 937 diễn ra sự biến lịch sử nào trong nội bộ nước ta? A. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn phản bội giết chết B. Nhà Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai C. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn D. Câu A và B đúng Câu 18: Ngô Quyền, con rể của Dương Đình Nghễ đã đem quân đánh Kiều Công Tiễn trả thù cho chủ tướng vào thời gian nào? A. Tháng 2 - 1938 B. Tháng 4 - 1938 C. Tháng 10 - 1938 D. Tháng 12 - 1938
  4. Câu 9: Dưới thời của Đinh Bộ Lĩnh, đất nước ta đến năm nào được bình yên trở lại? A. Đầu năm 967 B. Đầu năm 965 C. Cuối năm 965 D. Cuối năm 967 Câu 10: Điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng: "Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân cảu , chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổm tiến đánh các sứ quân khác". A. Đỗ Cảnh Thạc B. Trần Lãm C. Ngô Xương Xí D. Kiều Công Hãn Câu 11: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? Đặt tên nước là gì? A. Năm 967. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt. B. Năm 968. Đặt tên nước là Đại Việt C. Năm 968. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt D. Năm 969. Đặt tên nước là Đại Việt Câu 12: Dưới thời nhà Đinh, kinh đô nước ta đóng ở đâu? A. Đại la B. Hoa Lư C. Cổ Loa D. Thăng long Câu 13: Triều nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào? Câu 14: Trong lịch sử nước ta nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là triều Đại phong kiến nào? A. Nhà Lý B. Nhà Trần C. Nhà Tiền Lê D. Nhà Hậu Lê Câu 15: Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? A. Đất nước thanh bình B. Thế lực phong kiến phương Bắc ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta C. Đang bị quân nhà Tống xâm lược D. Nội bộ triều đình hỗn loạn Câu 16: Nhà Tiền Lê được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Năm 980 - 1009 B. Năm 981 - 1010 C. Năm 980 - 1008 D. Năm 979 - 1009 Câu 17: Vị vua đầu tiên của Nhà Tiền Lê là ai? A. Lê Đại Hành B. Lê Thái Tổ C. Lê Thánh Tông D. Lê Nhân Tông Câu 18: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng. "Bấy giờ (dưới thời Tiền Lê), các nhà sư vừa có trí thức vừa quan tâm đến đất nước nên được triều đình quý trọng. Sư được cử làm người thay mặt vua đi đón sứ thần nhà Tống". A. Ngô Chân Lưu B. Vạn Hạnh C. Đỗ Thuận D. Ngô Chấn Lưu, Vạn Hạnh Câu 19: Nối sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A theo bảng thống kê sau đây: AB 1. Nhà Ngô 2. Nhà Đinh 3. Nhà Tiền Lê A. Chia nước làm 10 đạo, giao cho các con cháu và các tướng lĩnh trung thành cai quản. B. "Loạn 12 sứ quân". C. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư D. Bắt đầu quan hệ với Cham - pa, củng cố vùng biên cương của đất nước E. Nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban G. Kinh đô ở Cổ Loa Câu 20: Năm 1009, vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời ai là người được suy tôn lên làm vua lập ra nhà Lý? A. Lý Phật Mã B. Lý Công Uẩn C. Lý Thường Kiệt D. Lý Nhật Tôn
  5. C. Thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền D. Thưởng cho quân đội và cấp cho làng xã. Câu 3: Các vua thời Lê Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì? A. Cùng nông dân làm công tác thuỷ lợi B. Làm lễ cày ruộng tịch điền C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân D. Tất cả đều đúng Câu 4: Nhà Trần huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bơ các con sông lớn vào năm nào? A. 1225 B. 1252 C. 1247 D. 1248 Câu 5: Dưới thời nhà Trần đã đặt thêm chức gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê. A. Đồn điền sứ B. Hà đê sứ C. Đắp đê sứ D. Khuyến nông sứ Câu 6: Dưới thời nào đã thành lập các xưởng thủ công gọi là hai cục Bách tác? A. Thời Đinh - Tiền Lê B. Thời Lý C. Thời trần D. Thời Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần Câu 7: "Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hoá trăm thứ, bày la liệt". Đó là đánh giá của ai? A. Lý Thái Tổ B. Trần Thánh Tông C. Sứ giả nhà Nguyên (Trung Quốc) D. Sứ giả ấn Độ Câu 8: Trên vùng biên giới Việt - Trung, từ thời nào đã hình thành các điểm trao đổi hàng hoá? A. Nhà Đinh - Tiền Lê B. Nhà Lý C. Nhà Trần D. Nhà Hồ Câu 9: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng. "Thuyền buôn các nước phương nam như cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông - Bắc" A. ấn Độ, Trung Quốc B. Gia - va, Xiêm, ấn độ C. Xiêm, ấn Độ, Mã Lai D. ấn Độ, Trung Quốc, Xiêm Câu 10: Năm 1149, nhà Lý lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì? A. Làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nước ngoài B. Làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm C. Làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công D. Làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hoá với ấn Độ Câu 11: Tình hình chính trị và kinh tế của nước Đại Việt dưới thời Lý - trần như thế nào? A. Chính trị ổn định, kinh tế chậm phát triển B. Chính trị chưa ổn định, kinh tế còn khó khăn C. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển D. Chính trị chưa ổn định nhưng kinh tế đã phát triển thịnh đạt. Câu 12: Sự bùng nổ các cuộc khơi nghĩa nông dân sửa nau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì? A. Nhà nước đã suy yếu , không đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước. B. Nông dân giác ngộ có ý thức dân tộc C. Sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi D. Câu A và B đúng Bài 30: kháng chiến chống ngoại xâm (Từ thế kỉ x đến thế kỉ XV) Câu 1: Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, tình hình đất nước ta như thế nào? A. Bị quân Tống đặt ách thống trị, đô hộ B. Đất nước rơi vào tình trạng khó khăn C. Đất nước bị chia cắt từng cát cứ D. Tất cả đều đúng
  6. Câu 13: Ai lad nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc. A. Trần Thủ Độ B. Trần Khánh Dư C. Trần Hưng Đạo D. Trần Quang Khải Câu 14: Hội nghị Bình Than diễn ra trong công cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống Mông - nguyên. A. Lần thứ nhất B. Lần thứ hai C. Lần thứ ba D. Lần thứ tư Câu 15: Hội nghị Diễn Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc? A. Các vương hầu, quý tộc B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân C. Các bậc phụ lão có uy tín D. Tất cả các thành phần trên Câu 16: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, chiến thắng nào vang đội, mãi mãi vào lịch sử như một biểu tưởng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta? A. Chiến Thắng Vân Đồn B. Chiến thắng Vạn Kiếp C. Chiến thắng Bạch Đằng D. Cả ba chiến thắng trên Câu 17: Đến thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo của quân xâm lược nào? A. Quân xâm lược nhà Thanh B. Quân xâm lược nhà Minh C. Quân xâm lược nhà Xiêm D. Quân xâm lược nhà Tống Câu 18: Cuộc kháng chiến quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 mau chóng bị thất bại. Nguyên nhân nào chủ yếu? A. Thế giặc quá mạnh B. Nhà Hồ không có tướng tài C. Nhà Hồ Không đoàn kết được nhân dân D. Nhà Hồ có nội phản trong triều Câu 19: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào? ở đâu? A. Năm 1417, núi Lam Sơn - Thanh Hoá B. Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An C. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá D. năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh Câu 20: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào dưới đây? A. 1418 - 1428 B. 1417 - 1427 C. 1418 - 1429 D. 1417 - 1428 Câu 21: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào? A. Tốt Động - Chúc Động (1426) B. Chi Lăng - Xương Giang (1427) C. Chí Linh 91424) D. Diễn Châu (1425) Câu 22: Hãy nêu xuất xứ của hai câu thơ: "Xã tắc từ đây vững bền Giang Sơn từ đây đổi mới" A. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn B. Phú núi Chí Linh của Nguyễn Trãi C. Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi D. Tất cả đều sai Bài 31: xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc (Từ thế kỷ X đến đầu thế kỉ XV)
  7. Câu 15: ở thế kỉ XI - XII, chữ Nôm ra đời trên cơ sở học tập chữ Hán. Đúng hay sai. Đúng B. Sai Câu 16: Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hoá - lịch sử của dân tộc ta được xây dựng dưới thời nào? A. Tiền Lê B. Lý C. Trần D. Hồ Câu 17: Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở đâu? A. ở Lam Sơn (Thanh Hoá)B. ở Chí Linh (Thanh Hoá) C. ở Thăng Long D. ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) Câu 18: Bộ "Đại Việt Sử kí" là tác phẩm của ai? A. Lê Văn Hưu B. Lê Hữu Trác C. Trần Quang Khải D. Trương Hán Siêu Câu 19: Nền văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần thường được gọi là văn hoá gì? A. Văn hoá sông Hồng B. Văn hóa Đại Việt C. Văn hoá Thăng Long D. Văn hoá Việt Nam Câu 20: "Nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến". Câu nói đó của ai? A. Nguyễn Trãi B. Trần Nguyên Đán C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Nhân Tông Bài 32: Việt Nam thế kỉ XV - thời lê sơ Câu 1: Vương triều Lê Sơ được thành lập sau thắng lợi của sự kiện lịch sử nào? A. Khởi nghĩa Lam Sơn B. Kháng chiến chống Tống C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên D. Không phải các sự kiện trên Câu 2: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? đặt tên nước là gì? A. Năm 1427. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt B. Năm 1428. Đặt tên nước là Đại Ngu C. Năm 1427. Đặt tên nước là Đại Việt D. Năm 1428. Đặt tên nước là Đại Việt Câu 3: Nhà nước dưới thời Lê Sơ được xây dựng mô hình của nhà nước nào trước đó? A. Nhà nước thời Trần, Hồ B. Nhà nước thời Lý C. Nhà nước thời Lý - TrầnD. Nhà nước thời Đinh - Tiền Lê Câu 4: Dưới thời Lê sơ, giúp việc cho vua là ai? A. Thừa tướng B. Thái uý C. Tể tướng và một số quan lại đại thần D. Sáu bộ Câu 5: Nước Đại Việt dưới thời Lê sơ chia làm mấy đạo? A. Mười đạo B. Sáu đạo C. Năm đạo D. Bốn đạo Câu 6: Dưới đạo là các tổ chức nào để cai quản đất nước? A. Lộ - phủ - huyện - châu - xã B. Phủ - huyện - lộ - châu - xã C. Lộ - huyện - phủ - châu - xã D. Huyện - lộ - châu - xã - phủ Câu 7: Vua Lê Thánh Tông cai quản đất nước trong thời gian nào? A. 1428 - 1497 B. 1427 - 1407 C. 1460 - 1497 D. 1460 - 1479 Câu 8: Trong cải cách hành chính của mình, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vị nào? A. Tể tướng B. Đại hành khiển C. Tể tướng, Đại hành khiển D. Ngự sử đài Câu 9: Thời Lê Thánh Tông cơ quan nào được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua? A. Đại hành khiến B. Sáu bộ C. Ngự sử D. 12 đạo thừa tuyên
  8. A. Thế kỉ XVB. Thế kỉ XVI C. Thế kỉ XVII D. Thế kỉ XVIII Câu 3: Vì sao đầu thế kỉ XVI triều Lê ngày càng thêm suy yếu A. Các thế lực phong kiến ở địa phương nổi dậy chống triều đình B. Phong trào nông dân bùng nổ mạnh mẽ C. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nổi lên khắp nơi D. Tất cả các lý do trên Câu 4: Dưới triều Lê, Mạc Đăng Dung giữ chức vụ gì? A. Thái Phó B. Thái thú C. Tù trưởng D. Không giữ chức gì cả Câu 5: Mạc Đăng Dung bbắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc vào thời gian nào? A. Năm 1524B. 1525 C. 1526 D. 1527 Câu 6: Tình hình đất nước những năm đầu triều mạc như thế nào? A. Bất ổn định B. Đi vào thế ổn định và phát triển C. Vẫn chưa có dấu hiệu của sụ ổn định D. Đất nước rơi vào cảnh tương tàn Câu 7: Vì sao dần dần nhà Mạc lâm vào tình thế cô lập? A. Nhà Mạc không chăm lo xây dựng đất nước B. Nhà mạc đáp ứng nhiều yêu cầu vô lí của nhà Minh ở Trung Quốc C. Nhà Mạc ăn chơi xa xỉ D. Tất cả các lí do trên Câu 8: Giữa lúc nhà Mạc đang phải đối phó với các cuộc nổi dậy ở trong nước, ai là người đã bị xây dựng lực lượng và Tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê? A. Nguyễn Kim B. Nguyễn Hoàng C. Trịnh Kiểm D. Nguyễn Phúc ánh Câu 9: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cự thần nhà lê chống lại nhà mạc? A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Kim C. Lê Duy Ninh D. Trịnh Kiểm Câu 10: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "Từ năm 1539 đến năm 1543, Nguyễn Kim đánh chiếm và xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung Hưng". A. Quảng Bình, Quảng Trị B. Thuận Hoá C. Thanh Hoá, Nghệ An D. Quảng Nam Câu 11: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, ai là người thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc? A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Phúc ánh C. Trịnh Kiểm D. Lê Duy Ninh Câu 12: Từ năm 1527 đến năm 1592 đất nước ta diễn ra cục diện: Nam - Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào? A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều) B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều) C. Mạc (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều) D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều) Câu 13: Cuộc nổi chiến Nam - Bắc triều kéo dài trong khoảng thời gian nào đã gây nhiều tổn thương cho dân tộc? A. Từ năm 1527 đến năm 1592 B. Từ năm 1545 đến năm 1592 C. Từ năm 1545 đến năm 1555 D. Từ năm 1559 đến năm 1677 Câu 14: Nền độc lập của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm trong suốt gần 50 năm (từ 1545 đến 1592) là do đâu? A. Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều B. Cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm C. Cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mãn Thanh D. Tất cả các lí do trên
  9. C. Bắt đầu khủng hoảng từ nông nghiệp và nông thôn D. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng trong phát triển Câu 3: Đến thế kỷ nào chính sách ruộng đất công làm xã của thời Lê sơ về cơ bản đã bị phá sản? A. Thế kỷ XVI B. Thế kỷ XVII C. Thế kỷ XVIII D. Thế kỷ XV Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chính sách ruộng đất công làng xã thời Lê sơ bị phá sản? A. Do đất nước bị chia cắt thành Đàng trong và Đàng ngoài B. Do sự khai hoang diễn ra nhanh chóng C. Do sự phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu D. Do Nhà nước khuyến khích biến ruộng đất công thành ruộng đất tư Câu 5: Đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng ngoài như thế nào? A. Đang trên đà phát triển mạnh mẽ B. Vẫn có những dấu hiệu tương đối ổn định và phát triển C. Đã bị khủng hoảng và bế tắc D. Đang có những bước tiến vượt bậc so với các thời kỳ trước, nhờ có những cải cách tiến bộ. Câu 6: Chính sách ruộng đất của họ Trịnh ở Đàng ngoài nhằm phục vụ cho các giai cấp và tầng lớp nào trong xã hội? A. Nông dân, binh sĩ, địa chủ phong kiến B. Nhà nước phong kiến, địa chủ, tầng lớp quan liêu, binh sĩ C. Nhà nước phong kiến địa chủ, nông dân D. Địa chủ, nông dân, binh sĩ Câu 7: Nguyên nhân sâu xa làm cho người nông dân Đàng Ngoài phải rời bỏ ruộng đất, xóm làng đi lang thang kiếm sống ngày càng đông đảo? A. Bị nhiều tầng lớp áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến Đàng Ngoài B. Bị mất ruộng đất tư, lại hết hy vọng vào ruộng đất công làng xã C. Bị bóc lột bằng tô thuế, lao dịch, binh dịch D. Câu B và C đúng Câu 8: Từ những năm 30 của thế kỷ XVIII, tình hình xã hội ở Đàng Ngoài như thế nào? A. ổn định và phát triển B. Tương đối ổn định và phát triển C. Có dấu hiệu suy thoái D. Suy yếu và khủng hoảng Câu 9: Vào thời gian nào Nguyễn Hoàng cho quân vượt đèo Cù Mông chiếm thêm đất của Cham-pa, lập ra phủ Phú Yên? A. Năm 1611B. Năm 1653 C. Năm 1623 D. Năm 1693 Câu 10: Đến năm 1653, ai là người mở rộng cương giới đến sông Phan Rang? A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Phúc Tấn C. Nguyễn Phúc Chu D. Nguyễn Hữu Cảnh Câu 11: Điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng: "Đến năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của đã được sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong". A. Nam Bộ B. Nam Trung Bộ C. Cham-pa D. Đông Nam Bộ. Câu 12: Đầu thế kỷ XVII, bắt đầu có những cư dân Việt vượt biển vào đây để khai khẩn đất hoang, lập ra những làng Việt đầu tiên trên đất Mô Xoài (Bà Rịa)? A. Đồng Nai B. Nam Bộ C. Bến Tre D. Vũng Tàu Câu 13: Năm 1623, chúa Nguyễn đã thoả thuận với chính quyền nào để lập một trạm thu thuế ở Sài Gòn? A. Cham-pa B. Đồng Nai C. Chân Lạp D. Trung Quốc Câu 14: Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai vào năm nào? A. 1693 B. 1698 C. 1690 D. 1689